Khi khả năng ngôn ngữ phát triển
chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để trẻ có thể biểu đạt ý nghĩ, tư duy
một cách hiệu quả và lý thú nhất.
Chúng ta đều
biết rõ rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ trước khi
biết viết, biết hát và biết nói. Khi khả năng ngôn ngữ
phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để trẻ có
thể biểu đạt ý nghĩ, tư duy một cách hiệu quả và lý thú nhất. Những
nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong
quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng
tạo của trẻ. Đồng thời đây cũng là một cách tốt để phát triển
trí thông minh cho trẻ.
Khi trẻ đã
có thể cầm nắm mọi vật bằng tay, cha mẹ hãy sắm cho con những cây bút màu
và tập giấy trắng. Hãy để con thỏa sức vẽ những gì con muốn, vì qua mỗi bức ảnh
con vẽ, người lớn có thể học hỏi và nhận ra được rất nhiều điều mới mẻ từ cái
nhìn trong sáng và non nớt của trẻ thơ. Cha mẹ hãy lưu giữ các "kiệt
tác" đó xung quanh nhà, đó là cách giúp con giữ gìn những nét đẹp
tuổi thơ.
1. Rèn luyện
trí nhớ cho trẻ
Trí nhớ tốt
có ảnh hưởng quan trọng tới mọi hoạt động của trẻ sau này. Một lời khuyên là
muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ.
Với độ tuổi trẻ lên 2, lên 3, chắc chắn các bức vẽ của con sẽ không tạo thành
một hình khối rõ ràng, cụ thể nhưng thực chất những nét vẽ nguệch ngoạc đó được
con vẽ lên trẻ nhìn thấy hằng ngày.
Khi người
lớn chiêm ngưỡng tác phẩm của trẻ, đừng nhăn mặt chê bai mà hãy cười thật tươi
khen ngợi con cho dù bạn không biết rõ bé đang vẽ cái gì. Cha mẹ hãy cùng con
tưởng tượng, hãy thử đoán xem con đang cố gắng vẽ cái gì. Từ những hình thù
chưa hiện rõ, cha mẹ hãy cẩn thận hướng dẫn con vẽ lại một cách chi tiết và đầy
đủ hơn.
2. Nâng cao
khả năng quan sát
Đối với trẻ,
thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương
tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát
triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý
thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một.
Trong cuộc
sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung
quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại
qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ những gì được quan sát thấy, trẻ sẽ "phác
họa" lên những trang giấy. Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó
hiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con
thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật.
Có thể người
lớn sẽ không nhận thấy, mọi nét vẽ của trẻ đều thể hiện sự mới mẻ và ngây thơ.
Nhưng thực chất, nó lại kết tinh của những điều được quan sát hằng
ngày, trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Việc này
giúp nâng cao khả năng quan sát, phát triển trí thông minh cho trẻ một
cách thuận tiện.
Từ đó thế
giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu
biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ
bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại
với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng.
3. Nâng cao
khả năng tưởng tượng, sáng tạo
Có lẽ người
lớn chúng ta phải thừa nhận rằng trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ là
vô biên, không ai có thể sánh bằng. Đôi khi chỉ với một đồ vật, một chi tiết
đơn giản nhưng thông qua ý nghĩ và cách nhìn ngây thơ của trẻ thì chúng có thể
biến thành những điều thú vị.
Do đó, khi cho các bé học vẽ, người lớn không nên ép buộc trẻ phải vẽ theo một hình mẫu, vật mẫu nhất định. Hãy cứ để trẻ được tha hồ vẽ những điều chúng muốn, dù chỉ là một nét ngạch chéo đơn giản, vài đường dọc cắt chéo nhau cũng đủ làm trẻ cảm thấy vui vẻ.Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi... Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em thường không có mục đích, các con chỉ đơn giản là vẽ lên những điều mà mình thích, do đó trong bức tranh của con luôn chứa đựng sự ngây thơ, trong sáng đúng với lứa tuổi của mình.
4. Vẽ giúp
não trẻ hoạt động
Vẽ là hoạt
động để trẻ phối hợp chọn vẹn và đều đặn của mắt, tay và đầu óc. Khi cho
trẻ vẽ, não của các con sẽ phải hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình
dạng, vị trí không gian. Não bé có điều kiện được phát triển và hoạt động sẽ
rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn.
Sau mỗi bức
vẽ, mỗi lứa tuổi, khả năng và trí tưởng tượng của trẻ sẽ ngày một vững chắc.Sau
khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để
sáng tạo nhiều hơn. Được tiếp xúc với môn nghệ thuật vẽ ngay từ nhỏ, giúp
trẻ nhanh chóng nhận thức và phân biệt được các đồ vật, cũng như màu sắc xung
quanh mình. Điều này đặc biệt có lợi cho việc phát triển trí thông minh
cho trẻ và khả năng tư duy sau này.
5. Giúp trẻ
biểu hiện cảm xúc
Trẻ tư duy
thế giới xung quanh bằng con mắt ngây thơ trong sáng và non nớt. Khi có thể cầm
bút trong tay thì một trong những hoạt động thú vị nhất của trẻ là nguệch ngoạc
những hình thù trên giấy. Mỗi bức vẽ của trẻ có thể không theo một quy tắc, một
khuôn mẫu, bố cục nhất định nào. Với những bức vẽ hình thù kì lạ lại
đôi khi lại là một thông điệp mà trẻ muốn gửi đến bố mẹ.
Những nét vẽ
nghuệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình
hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ
những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể
hiện trên trang giấy.
Không những
vậy, hội họa sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú. Các mẹ có để ý thấy, khi trẻ nhìn
vào bức vẽ mình tạo ra, chúng sẽ cảm thấy vui vẻ, cười thỏa mãn và hạnh
phúc được khoe thành tích với mọi người. Khi được chứng kiến "kiệt
tác" của con, người lớn đừng tiếc một câu khen ngợi và khích lệ trẻ. Đừng
sợ bé nghịch màu bẩn, đôi khi nghịch bẩn là cách hữu hiệu để trẻ học hỏi và
khám phá.
6. Giúp trẻ
phát triển năng khiếu, thẩm mỹ
Với từng độ
tuổi khác nhau, các bức vẽ của con sẽ tiến độ và mang phòng thái khác nhau. Khi
mới đầu cầm bút vẽ, các bức vẽ của con có thể nguệch ngoạc, đơn giản hay
dường như là khó hiểu, thì đến lúc lớn lên, khi trẻ đã biết tư duy một
cách rõ ràng, trẻ sẽ có khả năng biến những nét ngạch đơn giản thành kiệt tác.
Bố mẹ có thể
nhận thấy năng khiếu, óc thẩm mỹ của con thông qua cách con phối màu. Tuy cách
thức không được thống nhất, phối màu không thật sự chuẩn xác nhưng qua đó lại
thể hiệ được cá tính và năng khiếu của con.
Trẻ em nói
chung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm
hứng, động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện tài năng của
mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh
vẽ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu khi trẻ còn nhỏ
tuổi. Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết
hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng
tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ.
ĐĂNG KÝ HỌC VẼ CHO BÉ:
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618
0 nhận xét:
Đăng nhận xét