Nguyên lý một phút của người Nhật là phương pháp sống tối ưu cho người lười. Lý do đơn giản là vì nó có thể mang lại hiệu quả to lớn mà không ép người ta phải hao tâm tổn sức trong thời gian ngắn.
Kaizen (改善 - sự cải tiến) là tên của một nguyên lý sống và làm việc nổi tiếng do người Nhật khởi xướng. Nguyên lý Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và được ứng dụng lần đầu tại công ty sản xuất ô tô Toyota. Ngày nay, Kaizen đã trở thành tinh thần chủ chốt trong phương pháp vận hành của hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản. Đối với người Nhật nói chung, Kaizen đã được coi là một biểu tượng văn hóa quốc gia.
Hầu hết chúng ta đều muốn vươn tới nhiều đích đến trong đời. Chúng ta đặt ra những mục tiêu trong tâm trí và tự nhủ rằng mình sẽ hoàn thành con đường chinh phục sớm nhất có thể. Tuy nhiên kết cục thường là chúng ta chưa đủ sẵn sàng và kế hoạch đạt mục tiêu sẽ được dời lại từ ít nhất một ngày cho đến... vài năm. Nguyên lý Kaizen xuất hiện chính là để khắc phục tình trạng này.
Trọng tâm của Kaizen là lấy ít làm nhiều, "năng nhặt chặt bị". Đó là lý do vì sao khi Kaizen tiếp cận các nước Âu - Mỹ, các chuyên gia ngôn ngữ đã dịch cụm từ này thành “continuous improvement” (cải tiến liên tục). Ở thì hiện tại, Kaizen cũng được hiểu là "nguyên lý một phút" - Nếu phải làm việc trong vài giờ đồng hồ, bạn sẽ ái ngại; nhưng nếu chỉ phải làm trong một phút, bạn có thấy mình sẵn sàng hơn?
Các chuyên gia cho biết, thực tế rất nhiều người đặt quyết tâm để đạt được mục tiêu, vượt qua thử thách nhưng rồi bỏ cuộc giữa chừng và tự an ủi rằng mình chưa sẵn sàng và sẽ làm vào tuần sau, tháng sau, năm sau. Và tất nhiên cuối cùng bạn chẳng hoàn thành được việc gì cả do bệnh… lười.
Nguyên lý Kaizen thường được đùa vui là phương pháp sống tối ưu cho người lười. Lý do đơn giản là vì thực hành Kaizen có thể mang lại hiệu quả to lớn mà không ép người ta phải hao tâm tổn sức trong thời gian ngắn. Đối với "người lười", quả thực chỉ vài phút đọc sách hay tập nhạc cụ không phải thách thức lớn. Mặt khác, Kaizen còn có lợi ở chỗ giúp bạn học thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực song song vì mỗi ngày bạn chỉ cần học mỗi cái một chút.
Trong triết lý Kaizen "Thay đổi để tốt đẹp hơn" của người Nhật có "Nguyên tắc một phút" để bạn tự hoàn thiện chính mình. Nội dung chính của ý tưởng này là một người hãy thực hiện việc gì đó trong vòng 60 giây vào cùng một thời điểm của mỗi ngày. Nếu chỉ dành ra một phút mỗi ngày, bạn sẽ có động lực để từng bước nhỏ đạt tới con đường hoàn thiện bản thân, đạt được kết quả như ý. Lúc đó, bạn có thể tăng dần thời gian tập luyện từ một phút lên thành 5 phút, 30 phút và dài hơn.
Kaizen cũng đưa ra các cách giúp cá nhân có thể thay đổi bản thân bằng những bước đi nhỏ:
- Rèn luyện thể thao: Mỗi ngày gập bụng 5 lần sau khi ngủ dậy.
- Bổ sung kiến thức: Đọc một trang sách văn học, bách khoa toàn thư mỗi ngày.
- Học ngoại ngữ: Học một từ mới, viết một câu mỗi ngày.
- Bỏ thuốc lá: Hút giảm một điếu mỗi ngày.
- Tránh trầm cảm, cô độc: Dành 2 phút mỗi ngày nghĩ về những kỷ niệm đẹp.
- Tránh cảm giác trì trệ của việc ngồi quá lâu ở văn phòng: Mỗi ngày dành một phút để đi lại, tập động tác thể dục đơn giản, đi cầu thang bộ...
Theo Thethaovanhoa
Kaizen (改善 - sự cải tiến) là tên của một nguyên lý sống và làm việc nổi tiếng do người Nhật khởi xướng. Nguyên lý Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và được ứng dụng lần đầu tại công ty sản xuất ô tô Toyota. Ngày nay, Kaizen đã trở thành tinh thần chủ chốt trong phương pháp vận hành của hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản. Đối với người Nhật nói chung, Kaizen đã được coi là một biểu tượng văn hóa quốc gia.
Hầu hết chúng ta đều muốn vươn tới nhiều đích đến trong đời. Chúng ta đặt ra những mục tiêu trong tâm trí và tự nhủ rằng mình sẽ hoàn thành con đường chinh phục sớm nhất có thể. Tuy nhiên kết cục thường là chúng ta chưa đủ sẵn sàng và kế hoạch đạt mục tiêu sẽ được dời lại từ ít nhất một ngày cho đến... vài năm. Nguyên lý Kaizen xuất hiện chính là để khắc phục tình trạng này.
Trọng tâm của Kaizen là lấy ít làm nhiều, "năng nhặt chặt bị". Đó là lý do vì sao khi Kaizen tiếp cận các nước Âu - Mỹ, các chuyên gia ngôn ngữ đã dịch cụm từ này thành “continuous improvement” (cải tiến liên tục). Ở thì hiện tại, Kaizen cũng được hiểu là "nguyên lý một phút" - Nếu phải làm việc trong vài giờ đồng hồ, bạn sẽ ái ngại; nhưng nếu chỉ phải làm trong một phút, bạn có thấy mình sẵn sàng hơn?
Các chuyên gia cho biết, thực tế rất nhiều người đặt quyết tâm để đạt được mục tiêu, vượt qua thử thách nhưng rồi bỏ cuộc giữa chừng và tự an ủi rằng mình chưa sẵn sàng và sẽ làm vào tuần sau, tháng sau, năm sau. Và tất nhiên cuối cùng bạn chẳng hoàn thành được việc gì cả do bệnh… lười.
Nguyên lý Kaizen thường được đùa vui là phương pháp sống tối ưu cho người lười. Lý do đơn giản là vì thực hành Kaizen có thể mang lại hiệu quả to lớn mà không ép người ta phải hao tâm tổn sức trong thời gian ngắn. Đối với "người lười", quả thực chỉ vài phút đọc sách hay tập nhạc cụ không phải thách thức lớn. Mặt khác, Kaizen còn có lợi ở chỗ giúp bạn học thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực song song vì mỗi ngày bạn chỉ cần học mỗi cái một chút.
Trong triết lý Kaizen "Thay đổi để tốt đẹp hơn" của người Nhật có "Nguyên tắc một phút" để bạn tự hoàn thiện chính mình. Nội dung chính của ý tưởng này là một người hãy thực hiện việc gì đó trong vòng 60 giây vào cùng một thời điểm của mỗi ngày. Nếu chỉ dành ra một phút mỗi ngày, bạn sẽ có động lực để từng bước nhỏ đạt tới con đường hoàn thiện bản thân, đạt được kết quả như ý. Lúc đó, bạn có thể tăng dần thời gian tập luyện từ một phút lên thành 5 phút, 30 phút và dài hơn.
Kaizen cũng đưa ra các cách giúp cá nhân có thể thay đổi bản thân bằng những bước đi nhỏ:
- Rèn luyện thể thao: Mỗi ngày gập bụng 5 lần sau khi ngủ dậy.
- Bổ sung kiến thức: Đọc một trang sách văn học, bách khoa toàn thư mỗi ngày.
- Học ngoại ngữ: Học một từ mới, viết một câu mỗi ngày.
- Bỏ thuốc lá: Hút giảm một điếu mỗi ngày.
- Tránh trầm cảm, cô độc: Dành 2 phút mỗi ngày nghĩ về những kỷ niệm đẹp.
- Tránh cảm giác trì trệ của việc ngồi quá lâu ở văn phòng: Mỗi ngày dành một phút để đi lại, tập động tác thể dục đơn giản, đi cầu thang bộ...
Theo Thethaovanhoa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét