Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Triển lãm tranh kính màu lần đầu tiên ở Việt Nam

Triển lãm tranh kính màu lần đầu tiên ở Việt Nam
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một triển lãm tranh kính màu kể từ khi nó du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. 

Từ nay đến hết 18-6, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM (218A Pasteur, quận 3, TP.HCM) diễn ra triển lãm tranh kính màu  “Feeling with the Art of Stained Glass” (Cảm nhận nghệ thuật tranh kính màu) do Trường ĐH Hồng Bàng phối hợp với Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức.
Tại đây trưng bày 80 tác phẩm tranh kính màu của các tác giả trẻ là sinh viên khoa Kiến trúc Trường ĐH Hồng Bàng. Đáng nói nhất, theo ban tổ chức triển lãm, đây là lần đầu tiên có một triển lãm tranh kính màu của Việt Nam được tổ chức kể từ khi loại hình này được du nhập vào Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Buổi triển lãm thể hiện xu hướng kết hợp hội họa vào kiến trúc trong đời sống hiện đại.
Nên nhớ, cần phân biệt tranh kính màu với tranh kiếng Nam bộ và tranh kiếng Việt Nam nói chung.
Triển lãm tranh kính màu lần đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 1
Một bức tranh kính màu trưng bày tại triển lãm.
Theo họa sĩ  Uyên Huy, người xem thông thường cần phân biệt rõ tranh kính màu với tranh kiếng Nam bộ hay tranh kiếng tại Việt Nam nói chung. Tranh kính màu xuất xứ từ châu Âu, được phát hiện tại Ai Cập, La Mã từ trước Công nguyên.
Tranh kính màu phổ biến tại châu Âu hơn cả ngàn năm qua và thường áp dụng để trang trí các công trình kiến trúc lớn, những nhà thờ Công giáo, tranh thờ Công giáo và nó là tranh kính thủy tinh không tráng thủy ngân. Tranh kiếng thì xuất phát từ Trung Quốc và là kính thủy tinh có tráng thủy ngân.
Tuy là những tác phẩm của sinh viên nhưng những tranh trưng bày trong triển lãm sinh động, ấn tượng, phong phú với nhiều đề tài, thể loại tĩnh vật, phong cảnh, sinh hoạt cuộc sống, con người, con vật… trong đó có khá nhiều đề tài về cuộc sống hiện tại khiến nghệ thuật tranh cổ kính trở nên gần gũi, hiện đại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618