Nếu đã là bố mẹ thì còn gì tuyệt vời hơn
khi hằng ngày chúng ta thấy con cái mình lớn lên và phát triển. Từ những bước
đi chập chững đầu tiên đến những tiếng nói gọi ba mẹ lần đầu.
Có thể dễ nhận thấy
rằng tất cả mọi trẻ em,
trước khi biết viết “ trên trang giấy là những hình tượng, hình ảnh thể hiện trong tâm
trí, trong cảm xúc của trẻ. Hằng ngày trẻ hát những bài hát ngây ngô dù chưa đọc nói rõ ràng”.
Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là
phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc, hồn
nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng
cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đó chính là cảm xúc, tình
cảm, ước mơ khám phá thế giới thật mới lạ xung quanh mà trẻ thể hiện trên trang
giấy. Tranh vẽ chính là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của
trẻ.
Học vẽ giúp trẻ tăng độ khéo léo cho bàn tay, tăng khả
năng thẩm mỹ hay phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo.
Nhiều
nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp trí thông
minh của các bé phát triển.
Khi
vẽ, trẻ được kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát
triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát
huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển. Đây
còn là một kênh biểu đạt suy nghĩ, tư duy cũng như hình thành khả năng cảm thụ
cái đẹp của trẻ và trở thành một nét đẹp trong tuổi thơ con.
Bên cạnh đó, việc học vẽ sẽ thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông
tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy
cảm đối với cuộc sống.
1. Rèn luyện trí nhớ
Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng quan sát thế giới
xung quanh của trẻ, giúp trẻ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện
tượng.
Vẽ tranh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn khi trẻ thể hiện suy nghĩ của
mình thông qua hoạt động vẽ và trẻ sẽ có những nhận định đúng đắn về các sự
vật, hiện tượng.
2. Nâng cao khả năng quan sát
Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để
ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được
vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới
thông qua bộ nhớ của con.
Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng
ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên
gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội
tâm và tinh tế hơn so với người lớn.
3. Nâng cao khả năng tưởng tượng
Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn
luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là
một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ.
Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về
trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.
4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn
Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng
việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí
trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép
bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.
Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên
gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của
đứa trẻ.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng
nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng
không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc
phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.
5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động
Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình
dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông
minh hơn.
Trong quá trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ
những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ
sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều
Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ
em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và
thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy
hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu
không vẽ.
7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc,
khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm
xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm
trạng cũng như những suy nghĩ của con.
Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ
tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng
vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc
lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con
vẽ thường xuyên, và dù “tác phẩm” có thể nào, thì cũng hãy khen ngợi và động
viên tạo hứng thú cho trẻ.
Trong hè này mỹ thuật tư duy Nét Ngộ khai giảng các lớp vẽ tại các cơ sở: Bình Thạnh, Gò Vấp và Quận 2 TP Hồ Chí Minh
Đăng ký ngay các lớp học mỹ thuật tại Nét Ngộ:
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 55 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Website: www.netngo.edu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét