Vẽ và tô màu là hai hoạt động được nhiều trẻ em
yêu thích. Không chỉ là hoạt động sáng tạo, hai hoạt động này cũng không đòi hỏi
nhiều dụng cụ phức tạp hay quy trình chuẩn bị cầu kì. Chỉ cần bút chì, màu sáp
và một quyển sổ vẽ nhỏ, trẻ đã có thể tự do tạo ra các “tác phẩm nghệ thuật”
mang màu sắc của riêng mình.
Bên cạnh đó nó còn mang nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé mà nhiều bố mẹ còn chưa biết.
Bên cạnh đó nó còn mang nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé mà nhiều bố mẹ còn chưa biết.
1. Cải
thiện trí sáng tạo của trẻ:
Tô màu và vẽ là các hoạt động cần đến trí tưởng tượng. Trẻ sẽ tạo ra hình ảnh của ngôi nhà, con người và các sự vật khác trên trang giấy. Thậm chí, bé có thể đưa cảm xúc của mình vào bức vẽ. Trẻ sẽ tự đặt ra những câu hỏi như: Quả táo này có màu gì? Nếu táo màu tím thì sao? Tại sao mình lại muốn tô màu tím cho quả táo?... Những tư duy này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tưởng tượng của trẻ và trong tương lai, các ý tưởng của bé có thể được hình thành và trình bày trôi chảy hơn hẳn những đứa trẻ khác.
2. Cải thiện trí nhớ:
Muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ. Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn tháy hoặc gặp trong mỗi ngày.
Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng nên tỏ thái độ hài long. Ví dụ khi con vẽ một con mèo, có thể sự mô phỏng về con mèo trên bức tranh của con thật lỳ quặc và khác xa thực tế thì thì cũng không nên nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sang tạo ở trẻ nhỏ và sự sang tạo này mạnh nhất lúc trẻ 5 tuổi trở lại.
Tô màu và vẽ là các hoạt động cần đến trí tưởng tượng. Trẻ sẽ tạo ra hình ảnh của ngôi nhà, con người và các sự vật khác trên trang giấy. Thậm chí, bé có thể đưa cảm xúc của mình vào bức vẽ. Trẻ sẽ tự đặt ra những câu hỏi như: Quả táo này có màu gì? Nếu táo màu tím thì sao? Tại sao mình lại muốn tô màu tím cho quả táo?... Những tư duy này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tưởng tượng của trẻ và trong tương lai, các ý tưởng của bé có thể được hình thành và trình bày trôi chảy hơn hẳn những đứa trẻ khác.
2. Cải thiện trí nhớ:
Muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ. Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn tháy hoặc gặp trong mỗi ngày.
Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng nên tỏ thái độ hài long. Ví dụ khi con vẽ một con mèo, có thể sự mô phỏng về con mèo trên bức tranh của con thật lỳ quặc và khác xa thực tế thì thì cũng không nên nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sang tạo ở trẻ nhỏ và sự sang tạo này mạnh nhất lúc trẻ 5 tuổi trở lại.
3. Cải
thiện kĩ năng giao tiếp:
Lợi ích này của hội họa có thể mang đến cho con
bạn cơ hội vô tận khi trẻ trưởng thành. Bởi vì nghệ thuật liên quan đến việc
bày tỏ những suy nghĩ nội tâm và cảm xúc một người, trẻ phải lên kế hoạch cho
tất cả những cảm xúc này và diễn tả chúng thông qua những bức vẽ của mình. Khi
sử dụng hội họa để vượt khỏi những giới hạn cá nhân của mình, trẻ cũng sẽ đồng
thời vượt qua những điểm yếu như sự nhút nhát, tự kỷ… Hơn nữa, vẽ là quá trình
sáng tạo nghệ thuật liên tục, và việc này sẽ giúp cải thiện dòng suy nghĩ của
trẻ, giúp nó lưu loát và liền mạch hơn.
4. Cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề:
4. Cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề:
Bên cạnh những lợi ích phía trên, bạn có thể
ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng vẽ còn có thể khơi gợi sự phát triển tư duy
phản biện và cách giải quyết vấn đề. Thật ra, vẽ và tô màu cho phép trẻ nhận ra
rằng: một vấn đề có thể được giải quyết bằng nhiều cách. Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu
có kĩ năng sáng tạo trong khi giải quyết vấn đề.
5. Giải tỏa căng thẳng:
5. Giải tỏa căng thẳng:
Với nhiều người, vẽ và tô màu là một cách giải
tỏa căng thẳng hiệu quả. Vì khi bắt đầu sáng tạo nghệ thuật, bạn sẽ ở trong một
thế giới khác và từ từ quên đi những mệt mỏi, căng thẳng ở thế giới thực. Và
một khi đã say mê với hội họa, trẻ sẽ khám phá ra niềm vui khi hoàn thành một
tác phẩm. Nhờ vậy, hội họa được coi là phương pháp hiệu quả để giải tỏa các
nguy cơ mắc bệnh do căng thẳng và mệt mỏi gây ra.
6. Đem đến những cảm xúc tích cực:
6. Đem đến những cảm xúc tích cực:
Thêm vào đó, việc tạo ra
những hình ảnh rõ ràng sẽ làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực và thay thế những
cảm xúc này bằng những suy nghĩ tích cực hơn.Dĩ nhiên, khi kĩ năng vẽ và dùng
màu của trẻ đã được cải thiện, trẻ sẽ làm ra những tác phẩm tuyệt đẹp. Điều này
khiến trẻ tự hào và truyền cảm hứng cho trẻ tin vào những gì mình làm.
7. Bộc
lộ cảm xúc:
Khi trút tất cả cảm xúc của mình vào một tác phẩm nghệ thuật, trẻ sẽ bộc lộ cả những cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mình. Vậy nên không ngạc nhiên khi nhiều bác sĩ tâm lí gộp cả những hoạt động hội họa trong quá trình chữa bệnh của mình. Họ sẽ khuyến khích các bệnh nhân giải phóng cảm xúc ẩn sâu bên trong thông qua một môi trường khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái.
Khi trút tất cả cảm xúc của mình vào một tác phẩm nghệ thuật, trẻ sẽ bộc lộ cả những cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mình. Vậy nên không ngạc nhiên khi nhiều bác sĩ tâm lí gộp cả những hoạt động hội họa trong quá trình chữa bệnh của mình. Họ sẽ khuyến khích các bệnh nhân giải phóng cảm xúc ẩn sâu bên trong thông qua một môi trường khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái.
Việc bộc lộ cảm xúc không chỉ giúp con bạn hiểu
rõ và kiểm soát cảm xúc mà còn giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu con mình hơn.
8. Làm
tăng trí tuệ cảm xúc:
Với những lợi ích rõ ràng như trên, rõ ràng các hoạt động hội họa có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc của mình, từ đó, trẻ có thể cải thiện tính cách và học cách ổn định cảm xúc của mình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cá nhân làm việc trong lĩnh vực hội họa có ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của những người khác và có khả năng đương đầu với các khó khăn tâm lí tốt hơn người bình thường. Họ sẽ trở thành người bạn tuyệt vời, người truyền cảm hứng tích cực và được mọi người yêu quý.
9. Giúp bé phát triển kĩ năng vận động:
Với một đứa trẻ, nghệ thuật có thể giúp phát triển kĩ năng vận động. Khi trẻ cần sử dụng bút và cọ để vẽ, động tác tay của bé sẽ khéo léo và linh hoạt hơn.
10. Giúp bé phát triển khả năng quan sát:
Khi vẽ thường xuyên, trẻ sẽ trở nên tinh ý hơn khi quan sát thế giới quanh mình. Ánh sáng, màu sắc, độ bóng, những chi tiết nhỏ… có thể giúp bức vẽ của bé tinh tế và có chiều sâu hơn. Mắt của trẻ sẽ dần dần được “huấn luyện” để phân tích các cấu trúc phức tạp hay những tiểu tiết dễ bị bỏ qua. Nhờ vậy, độ tập trung của não sẽ được cải thiện đáng kể.
Với những lợi ích rõ ràng như trên, rõ ràng các hoạt động hội họa có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc của mình, từ đó, trẻ có thể cải thiện tính cách và học cách ổn định cảm xúc của mình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cá nhân làm việc trong lĩnh vực hội họa có ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của những người khác và có khả năng đương đầu với các khó khăn tâm lí tốt hơn người bình thường. Họ sẽ trở thành người bạn tuyệt vời, người truyền cảm hứng tích cực và được mọi người yêu quý.
9. Giúp bé phát triển kĩ năng vận động:
Với một đứa trẻ, nghệ thuật có thể giúp phát triển kĩ năng vận động. Khi trẻ cần sử dụng bút và cọ để vẽ, động tác tay của bé sẽ khéo léo và linh hoạt hơn.
10. Giúp bé phát triển khả năng quan sát:
Khi vẽ thường xuyên, trẻ sẽ trở nên tinh ý hơn khi quan sát thế giới quanh mình. Ánh sáng, màu sắc, độ bóng, những chi tiết nhỏ… có thể giúp bức vẽ của bé tinh tế và có chiều sâu hơn. Mắt của trẻ sẽ dần dần được “huấn luyện” để phân tích các cấu trúc phức tạp hay những tiểu tiết dễ bị bỏ qua. Nhờ vậy, độ tập trung của não sẽ được cải thiện đáng kể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét