"Trẻ em nói chung đều
thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, dẫu động tác còn
vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng
tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh vẽ.
Cha mẹ, cô giáo và cảnh
vật luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật
quan trọng, có tác dụng gợi mở khả năng hội họa của trẻ.
Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt
đầu khi trẻ còn nhỏ tuổi. Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng
với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí
tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ. Những hoạt động vẽ
tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dục sâu sắc, vừa tích hợp được tất
cả các lĩnh vực phát triển khác.
Vì vậy các bậc cha mẹ không nhìn nhận một cách phiến diện đối với những bức tranh của con cái mình mà cần có thái độ ân cần, quan tâm, hỏi han trẻ xem vì sao trẻ lại làm như vậy, vẽ như thế có ý nghĩa gì? Điều đó sẽ giúp cha mẹ, cô giáo hiểu được những nhận thức, suy nghĩ về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộc sống đời thường thông qua những bức tranh của trẻ.
Bên cạnh đó, vẽ tranh
còn giúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như khả năng diễn
đạt của trẻ. Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của trẻ, quan sát, tư duy theo
cách của trẻ thì mới hiểu được tranh của trẻ muốn nói gì "
0 nhận xét:
Đăng nhận xét