Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY NĂNG KHIẾU HỘI HỌA CỦA CON

Những ai có con lứa tuổi mầm non đều có một bộ sưu tập vô giá các bức vẽ, tô màu hoặc những bộ sưu tập cắt dán của con ở trên cửa tủ lạnh hoặc trên bàn làm việc của mình. Bé có vẽ chưa đẹp đi nữa thì với chúng ta, những tác phẩm ấy đều quý giá, tuy nhiên thực tế mà nói, có một số bé vẽ đẹp thật sự, nổi trội trong cách bố cục, dùng màu...
Dù con bạn chỉ đơn giản muốn thể hiện mình hay có tài năng thật sự thì dưới đây là 14 cách mà bạn có thể giúp con nuôi dưỡng niềm đam mê hội họa:
NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ HỘI HỌA CHO CON

1. Đầu tư cho nghệ thuật

Hãy chuẩn bị cho con bút chì, bút màu, màu nước, đất nặn, các miếng xốp, giấy, bìa… đây là những thứ dễ mua, hoặc bạn rất dễ tìm được sẵn trong nhà mình.
Ở tuổi này, bé rất dễ bị ngợp, bối rối nếu cùng một lúc có quá nhiều lựa chọn. Vì vậy, nếu lần này bạn muốn cho con nghịch với giấy, keo dán và những cục bông thì hãy để dành màu vẽ cho lần sau.

2. Khuyến khích nhưng không áp đặt

Có thể con của bạn chỉ thích vẽ màu, còn dửng dưng ngay lập tức khi bạn đưa cho bé đất nặn bé sẽ chẳng quyến luyến gì, vì đó không phải là niềm đam mê của bé.. Điều đó là bình thường thôi. Sự “chung thủy” như vậy là điều phổ biến của lứa tuổi này. Bạn cứ cho con tiếp xúc với nhiều dạng nghệ thuật khác nhau, luân phiên cất thứ này, bày thứ kia ra để khiến bé thích thú, rồi để bé tự mình chọn lựa.

3. Cho con tự do sáng tạo

Trẻ mẫu giáo thường có những ý tưởng riêng thể hiện qua những tác phẩm nghệ thuật của mình. Những đứa trẻ có năng khiếu lại đặc biệt không thích làm theo hướng dẫn mà thích đi theo cảm hứng của mình hơn. Bạn nên giúp con thể hiện ý tưởng của mình; chẳng hạn nếu bé muốn tạo mây, bạn hãy đưa cho bé cọ lớn hoặc đưa cho bé vài cục bông, nhưng hãy chỉ dừng lại ở đó, con bạn sẽ cho bạn biết nếu bé cần thêm trợ giúp.

4. Tránh trở thành nhà phê bình

Hãy nhận xét, đóng góp cho tác phẩm của con, chẳng hạn như “Hôm nay con thích dùng màu đỏ nhỉ,” thay vì chỉ trích hoặc tâng bốc con kiểu như tranh của con đẹp đến nỗi đem đi triển lãm được rồi. Đó là cách mà bạn giúp con cảm thấy thoải mái sáng tạo, thử những điều khác lạ mà không bị áp lực phải làm hài lòng bạn hoặc ai khác.

5. Nói chuyện với con về những tác phẩm của bé

Theo nhận định của chuyên gia, trẻ nhỏ luôn có những câu chuyện đi cùng với bức tranh mà bé vẽ. Vậy nên thay vì hỏi, “Con vẽ cái gì vậy?” như rất nhiều cha mẹ khác, bạn có thể hỏi, “Các bạn mèo đang làm gì trong bức tranh của con thế?” Một câu hỏi mở sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách con nhìn nhận thế giới.

6. Đừng cố gắng sửa lỗi con

Đừng cố gắng chỉnh lại các tỉ lệ trong tranh của con, chỉ cho bé vẽ thế nào mới đúng. Bạn hãy tuân theo quy tắc: Chỉ giúp khi đươc nhờ, còn không hãy để bé tự do.
Nếu con cần giúp đỡ, bạn có thể cùng sáng tạo với bé. Chẳng hạn bạn có thể nặn một quả bóng hoặc nặn đất sét thành dải rồi xem con sẽ làm gì tiếp theo. Đây là một cách tốt để bạn tham gia cùng con mà không áp đặt bé hoặc tạo nên thứ gì đó quá “hoàn hảo” khiến bé bị áp lực trong lần tới tự chơi một mình.

7. Ghi nhận và trưng bày tác phẩm của tất cả các con

Việc bố mẹ chỉ để tâm đến 1 đứa bé tài năng hơn có thể làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của những đứa con khác trong gia đình, hoặc khiến chúng mất đi niềm yêu thích với nghệ thuật. Và nếu bạn có 1 đứa con có tài, hãy nhớ dạy bé biết tôn trọng những sáng tạo của người khác, vì nghệ thuật vốn phong phú, có thể được tiếp cận và thể hiện theo nhiều cách khác nhau.

8. Tìm chỗ cho con thực hiện các ý tưởng lớn

Hãy tìm hiểu thông tin về các lớp vẽ, làm gốm, hoặc bảo tàng cho trẻ em để bạn có thể cho con đến và tham gia thực hiện các dự án nghệ thuật lớn không có điều kiện làm tại nhà.

9. Đưa con đến các phòng tranh, bảo tàng nghệ thuật…

Bạn cần lưu ý trước một số điều như: đừng chọn đi vào giờ cao điểm, đừng mong con sẽ dành hàng giờ trầm trồ chiêm ngưỡng các kiệt tác, và hãy ưu tiên cho những nơi mở cửa tự do để bạn không bị áp lực bắt con phải xem cho đáng đồng tiền.
Sau đó, hãy chọn những chương trình mà bạn nghĩ có thể thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Bạn có thể đem theo ít giấy và bút màu để con có thể vẽ lại tại chỗ khi có cảm hứng.

10. Cùng nhau xem những cuốn sách ảnh

Bạn nên tìm những cuốn sách ảnh về nghệ thuật để xem cùng với con. Hoặc các bạn có thể cùng xem những tranh minh họa trong sách và cố gắng nhận ra người nghệ sỹ đã dùng dụng cụ gì, kỹ thuật gì để tạo nên tác phẩm đó - bút chì, bút mực, màu nước, đồ họa máy tính… Cách này có thể truyền cảm hứng cho con sáng tác một tác phẩm nghệ thuật riêng của bé.

11. Cùng xem nghệ sỹ sáng tạo

Bạn có thể dẫn con đến những hội chợ đường phố, triển lãm hoặc những studio để bé tận mắt nhìn thấy những nghệ sỹ làm việc. Bé sẽ hiểu rằng việc vẽ tranh không chỉ dành cho trẻ em mà còn là một nghệ thuật theo đuổi cả đời.
12. Dự án nghệ thuật trong đời sống hàng ngày

Chẳng hạn khi đưa con ra sân chơi, bạn có thể cho bé cầm theo phấn để vẽ khi đã chán các trò chơi; hoặc bạn cùng con tìm những thứ trên bãi biển hoặc trong rừng, mang về nhà để cùng làm tranh cát hoặc làm tranh ghép từ những mẩu cành, lá; bạn cũng có thể cho con thể hiện sáng tạo của mình như trang trí chiếc bánh quy thành hình khuôn mặt…

13. Hãy cởi mở với những ý tưởng lạ

Trẻ nhỏ có thể dùng các chất liệu nghệ thuật bình thường theo cách mới lạ, hoặc muốn sáng tạo với những thứ khác thường. Ví dụ như con bạn có thể thích vẽ trên vải hơn là trên giấy, hoặc bé thích xếp hình bằng những chiếc bát, hộp đựng thức ăn thay vì hộp giấy rỗng... Tốt nhất bạn hãy làm rõ các giới hạn mà con không được nghịch tới - chẳng hạn như quần áo của bé - còn lại thì hãy để bé thoải mái.

14. Chấp nhận những sai lầm

Có nhiều tác phẩm tuyệt vời đã được hình thành khi mọi thứ không đi theo kế hoạch, vậy nên bạn hãy khuyến khích con thử những điều mới lạ, cho con biết rằng dù có làm sai cũng không sao, bé đừng ngại thử thách mình vì sợ thất bại. Hãy khuyến khích bé con cầu toàn của bạn khám phá.
Cho dù chỉ là một đứa trẻ mầm non thích vẽ nguệch ngoạc hay một mầm non nghệ thuật tương lai thì bé cũng đều nhạy cảm trước những lời chỉ trích và thích được khen. Nếu con bạn hỏi, “Mẹ có thích bức vẽ của con không?” hãy hỏi lại bé rằng ,“Vậy con có thích nó không?” Thông thường đứa trẻ nào cũng thích những gì do chính mình làm ra, bạn hãy nhắc cho con nhớ rằng chính bé là người quan trong nhất mà bé cần làm hài lòngDescription: Trả lời với trích dẫn
Nguồn: webtretho




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618