Ngày nay trong các trường mầm non, việc giáo
dục thẩm mĩ (GDTM) cho trẻ để phát triển một cách toàn diện luôn được coi
trọng. Cùng với hoạt động âm nhạc, kịch...thì hoạt động tạo hình trong trường
mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng GDTM, nó giúp trẻ thể hiện tình
cảm, suy nghĩ giống như giao tiếp bằng lời hay cử chỉ.
Chúng ta đều biết rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ trước khi biết viết. Khi
khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để biểu
đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên hết sức bình dị
nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng quan sát, cảm thụ cái
đẹp và hình thành khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
Học vẽ giúp nâng cao khả
năng quan sát và trí tưởng tượng
Học vẽ khác với các môn khoa học khác, nếu như môn khoa học kết quả phải đúng
cho dù có nhiều phương pháp để dẫn đến một kết quả đó, còn đối với việc vẽ
tranh thì cùng một đề tài nhưng mỗi trẻ lại tạo ra những sản phẩm khác nhau,
cách thể hiện khác nhau do mỗi trẻ đều có những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc
khác nhau. Nếu cùng một đề tài đó mà tranh vẽ giống nhau thì nó chỉ là sự dập
khuôn, không còn sự sáng tạo.
Đối với vẽ tranh màu sắc là một trong những yếu tố chủ đạo thu hút sự chú ý đầu
tiên của trẻ. Do đó, vẽ tranh sẽ giúp trẻ sớm làm quen với màu sắc là một cách
hiệu quả để tăng khả năng quan sát ở trẻ.
Vì vậy, khi trẻ vẽ người dạy phải biết khơi gợi để trẻ biết nhìn thấy những đặc
điểm, màu sắc của các vật và hiện tượng xung quanh thúc đẩy khả năng quan sát,
nuôi dưỡng trí tưởng tượng.
Tạo hứng thú cho trẻ
Tư duy của trẻ còn nặng về trực quan hình ảnh, cho nên trong quá trình trẻ vẽ
nên lựa chọn cho trẻ các giáo cụ trực quan có hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc
sẽ thu hút được sự chú ý đối với trẻ hơn là những hình ảnh tối màu, xấu. Tạo
yếu tố bất ngờ trong hoạt động vẽ để trẻ khám phá đối tượng và tìm ra đặc điểm,
tính chất của đối tượng đó qua các giác quan, đồng thời kết hợp với những trò
chơi, bài hát, điệu nhạc, những đoạn video về các sự vật, hiện tượng liên quan
đến bài vẽ của trẻ cũng là một yếu tố kích thích trẻ hứng thú hơn trong các
hoạt động học tập. Trong quá trình trẻ vẽ chúng ta không nên chê trẻ mà phải
động viên, khen trẻ đúng lúc, kịp thời để trẻ có hứng thú mong muốn hoàn thành
sản phẩm.
Bồi dưỡng khả năng sáng
tạo cho trẻ
Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí
không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp trẻ thông minh hơn. Trong
quá trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mầu cố
định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm
hứng để sáng tạo nhiều hơn. Để phát huy khả năng sáng tạo trong các hoạt động
vẽ cần tăng cường những nội dung miêu tả theo chủ đề, theo dự định sáng tạo
riêng của trẻ, cho trẻ tự lựa chọn nội dung thể hiện những hiểu biết về thế
giới xung quanh, từ hiểu biết và cảm xúc của mình.
Bồi dưỡng thị hiếu thẩm
mĩ cho trẻ
Khi trẻ vẽ, việc quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc
điểm thấm mĩ của đối tượng được miêu tả (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ,
sự sắp xếp không gian...), là những yếu tố kích thích sự xuất hiện những xúc
cảm thẩm mĩ giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên. Khi vẽ cũng dẫn
dắt trẻ đến với những hiện tượng sôi động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự
liên tưởng như: Màu đỏ gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi liên tưởng đến
màu cờ, màu vàng gợi cho trẻ liên tưởng tới cánh đồng lúa chín, màu xanh gợi
liên tưởng tới đồng cỏ xanh mướt... Trẻ càng được tiếp cận nhiều với thế giới
xung quanh một cách có ý thức bao nhiêu thì những tình cảm thẩm mĩ càng sâu sắc
bấy nhiêu. Đối với hoạt động dạy vẽ, tác dụng thẩm mĩ phụ thuộc vào đối tượng
miêu tả có đẹp không? có hấp dẫn không? để mang lại niềm vui, hứng khởi cho
trẻ. Trên cơ sở đó, trẻ hứng thú và nhu cầu hoạt động với vẽ, muốn thể hiện
những hình ảnh, màu sắc đó vảo trong tranh theo cảm nhận của mình.
Vẽ tranh chính là
sự thể hiện cảm xúc
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó
thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên
trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những
suy nghĩ của trẻ, trẻ vui thì màu sắc thể hiện trong tranh tươi sáng, rực rỡ,
và ngược lại. Ví dụ khi trẻ vẽ ông mặt trời có trẻ vẽ màu vàng, có trẻ vẽ màu
đỏ nhung cũng có trẻ vẽ màu xanh. Đó là tâm trạng của bé với những suy nghĩ,
cảm xúc khác nhau, có thể là tâm trạng hướng về người thần, gia đình. Tranh vẽ
có giá trị giáo đục rất lớn đói với trẻ,trẻ em thích vẽ tranh đù chỉ mới là
những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể
hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích
của mình trong tranh. Cha mẹ, thầy cô và cảnh vật luôn là đối tượng trẻ muốn
thể hiện đầu tiên, là hình tượng nghệ thuật quan trọng có tác dụng gợi mở khả
năng hội họa của trẻ.
Biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động dạy vẽ trong trường mầm non
Người dạy vẽ trong trường mầm non
Biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động dạy vẽ trong trường mầm non
Người dạy vẽ trong trường mầm non
Hoạt
động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật
thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện
các đặc điểm của một nhân cách đang hình thành. Việc dạy vẽ trong trường mầm non
không phải là đào tạo để làm hoạ sĩ hoặc đi theo con đường nghệ thuật cho nên
không đòi hỏi người dạy phải là một hoạ sĩ chuyên nghiệp. Chúng ta dạy cho trẻ
không thể mang tư duy tạo hình của người lớn dạy cho trẻ được vì ở lứa tuổi của
trẻ cần có phương pháp dạy riêng để phù hợp với thể chất và sự phát triển các
giai đoạn tâm lí của trẻ. Người dạy vẽ cho trẻ tốt thì ngoài kiến thức chuyên
môn về mĩ thuật lại phải có chuyên môn của mầm non, biết tổ chức hoạt động vẽ
phù hợp với chủ đề, chủ điểm của trường mầm non, biết khơi gợi cảm xúc, hình
thành ý tưởng sáng tạo của trẻ.
Tạo môi trường nghệ
thuật phong phú
-
Cách trang trí phòng học, lớp học
Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến
lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp
trang trí lớp học của bé để gây ấn tượng, kích thích lòng ham muốn ở trẻ tạo ra
sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Hiện nay trong các trường mầm
non cách trang trí vẫn còn rườm rà, màu sắc loè loẹt, cách bố cục sắp xếp các
đồ dùng, hình ảnh vẫn còn mang tính tự phát, bên cạnh đó các hoạt động trong
lớp học vẫn được tổ chức trong một không gian chung với các góc hoạt động khác
nhau, nên việc tổ chức các hoạt động vẽ vẫn còn hạn chế.
-
Tạo không gian nghệ thuật riêng
Để tạo môi trường tốt cho trẻ thực hiện các
tiết hoạt động tạo hình (HĐTH) thì các trường mầm non nên có một phòng học
chuyên biệt. Ở đó được trang trí, trưng bày các sản phẩm tạo hình, tranh vẽ,
tượng, đồ chơi trẻ tự làm, có sẵn các đồ dùng như: Màu vẽ, bút màu, đất
nặn...Trong một không gian đó trẻ sẽ như được hoà mình vào môi trường nghệ
thuật thực thụ, tạo cảm hứng cho trẻ sáng tạo. Chúng ta cứ thử hình dung, nếu
bước vào một lớp học của trẻ mà không có những hình ảnh trang trí, không có
những sản phẩm trang trí, nói chung là không có những sản phẩm tạo hình của trẻ
thì phòng học đó sẽ trở nên buồn chán, không hấp dẫn được với trẻ, do vậy việc
tạo môi trường thẩm mĩ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng ham muốn
ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trung bày trang trí trong lớp nhằm huy tính tích
cực hoạt động ở trẻ, một trong nhũng phương pháp của quá trình đổi mới là lấy
trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của trẻ được trung bày
phải đa dạng, phong phú, sáng tạo.
-
Tô chức các hoạt động vẽ ngoài trời
Đây là một hoạt động mà trẻ rất thích thú, nó
tạo môi trường, không gian cho các em được tự do sáng tạo và được trải nghiệm
thực tế. Hoạt động này giúp trẻ quan sát, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh.
- Lồng
ghép hoạt động vẽ với các hoạt động khác
Nội dung của mọi môn học khác có thể đều có
thể hình thành từ nghệ thuật, vì vậy lồng ghép hoạt động vẽ vào các môn học
khác sẽ giúp cho các môn học sinh động hơn, thế mạnh của hội hoạ là hình ảnh,
màu sắc, những bức tranh..do vậy việc lồng ghép các hoạt động là rất dễ dàng.
Trong môn học khám phá môi trường xung quanh, trẻ được khám phá tự nhiên, cuộc
sống con người, cần kết hợp cho trẻ vẽ về những gì chúng quan sát được, từ
những tranh vẽ những nội dung đó trẻ sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn. Khi vẽ
về ngôi nhà, nên cho trẻ vui chơi xếp hình khối tạo ra những ngôi nhà để trẻ
hình dung ra đặc điểm, không gian của ngôi nhà, từ đó trẻ có thể đưa vào tranh
vẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, những hoạt động âm nhạc, đóng kịch, làm quen các tác phẩm
văn học cũng là những hoạt động giúp trẻ hình dung ra những sự vật, hiện tượng
cần được thể hiện vào tranh vẽ. Nói chung mọi tiết học đều có thể tích hợp hoạt
động vẽ, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho
giờ học nhẹ nhàng, hấp dần giúp trẻ thoải mái và ham thích học hơn:
Thường xuyên tổ chức
triển lãm và trưng bày các tác phẩm của trẻ
Trong những ngày lễ lớn đối việc phát động vẽ tranh để triển lãm cho trẻ
là rất cần thiết, qua cuộc triển lãm trẻ có thể được sáng tạo những gì mình
thích với những đề tài phong phú của cuộc sống muôn màu, trẻ thêm yêu thiên
nhiên, đất nước con người, biết trân trọng những gì mình làm ra. Trẻ cảm thấy
tự hào khi sản phẩm của mình được trưng bày hay những giải thưởng nhỏ động viên
giúp trẻ hưng phấn trong học tập.
Hoạt động tạo hình có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện toàn diện
cho trẻ. Trước hết tạo hình được coi là khả năng tốt nhất để phát triển thị
giác. Trong Hoạt động tạo hình thì hoạt động vẽ là hình thức cơ bản nhất cho sự
phát triển của trẻ giúp trẻ quan sát, tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách
sinh động về thế giới xung quanh, từ đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, hình thành
nhân cách cho trẻ, giúp trẻ có thể cảm nhận cái đẹp từ thiên nhiên, phát triển
trí tưởng tượng, lòng đam mê nghệ thuật và hướng tới cái đẹp trong cuộc sống.
ThS Hoàng Quang Ảnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét