Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Vì sao khi mới học vẽ, Leonardo Da Vinci chỉ được vẽ trứng gà?

Vì sao khi mới học vẽ, Leonardo Da Vinci chỉ được vẽ trứng gà?

Leonardo da Vinci được lịch sử nhắc đến với những kiệt tác hội họa như “Nàng Mona Lisa” hay “Bữa ăn tối cuối cùng”, nhưng khi mới bắt đầu nghiệp vẽ, Leonardo chỉ được vẽ trứng gà.


Leonardo di ser Piero da Vinci ( 1452 – 1519) , một nhà sáng tạo, triết học tự nhiên đại tài và đặc biệt ông là một nhà họa sĩ, điêu khắc vĩ đại của lịch sử nhân loại.
Từ thuở nhỏ, ông vẫn được mọi người gọi với cái tên thân thuộc là Leonardo. Thực chất “ Leonardo di ser Piero da Vinci “ có nghĩa là “ Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci”.
Bản thân cha của Leonardo là một công chứng viên có tiếng của vùng nên từ nhỏ, Leonardo đã không phải sống trong một hoàn cảnh éo le như bao nhà thiên tài khác.
Gắn bó phần lớn tuổi thơ của mình tại thành phố Firenze, thủ phủ của vùng Toscana, Ý. Cũng tại chính nơi đây, nguồn cảm hứng về âm nhạc và đặc biệt là hội họa của ông đã được hình thành…
Tài năng thiên bẩm của Leonardo đã sớm được phát hiện bởi một nghệ nhân hàng đầu về điêu khắc, hội họa thời bấy giờ, Andrea del Verrocchio, thông qua những tác phẩm được giới thiệu bởi cha ông.

Andrea del Verrocchio ( 1435 – 1488 )
Andrea del Verrocchio ( 1435 – 1488 )
Ngay lập tức, Ser Piero đã chọn Verrocchio làm thầy cho con trai mình và con đường hội họa của một vĩ nhân đã bắt đầu từ đó.
Khi mới chỉ 14 tuổi, bài học đầu tiên mà Leonardo được người thầy giao cho là vẽ trứng gà. Một bài học nhập môn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn.
Ngày qua ngày, người học trò Leonardo vẫn phải vẽ đi vẽ lại những bức họa về quả trứng gà đó.
Cho đến một ngày, ông đã cảm thấy chán nản và đến phàn nàn với người thầy của mình rằng: “Vẽ trứng là điều đơn giản nhất trên Trái đất này, đến cả một đứa trẻ lên ba cũng có thể làm được".
Câu trả lời của người thầy đáng kính sau đó dường như đã trở thành “kim chỉ nam“ cho sự nghiệp hội họa lẫy lừng sau này của Da Vinci:
"Vẽ trứng không hề đơn giản như ta nghĩ, trong 1000 quả cũng không thể tìm ra 2 quả giống hoàn toàn. Thậm chí với một quả trứng, ở những góc độ khác nhau, chúng cũng sẽ trông khác nhau”.
Cậu bé lúc này đã chợt nhận ra ý nghĩa sâu xa từ bài học của người thầy rằng phải trải qua sự khổ luyện đến thuần thục thì mới có khả năng thể hiện được một cách thật chân thực mọi sự vật mình vẽ.
Cứ như vậy, Leonardo vẫn miệt mài vẽ trứng để tìm đến được sự hoàn hảo và dần trở thành một nhà họa sĩ tài ba, vang danh khắp thế giới.
Một trong những tác phẩm hội họa đầu tay của ông có thể kể đến “Thánh mẫu Benois” (1478). Và sau này đỉnh cao của nền mỹ thuật nhân loại là bức “Bữa ăn cuối cùng" và "Mona Lisa"

Bữa ăn cuối cùng (Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498).
Bữa ăn cuối cùng (Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498).
Mona Lisa ( 1503 - 1505 )
Mona Lisa ( 1503 - 1505 )
Một người thầy giỏi, một người học trò tài năng, dường như số phận đã đưa 2 con người này đến với nhau để tạo ra cho lịch sử nhân loại những tác phẩm trường tồn mãi với thời gian.
Tuy nhiên, xoay quanh về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những tác phẩm của con người vĩ đại này, vẫn còn đó rất nhiều bí mật ẩn chứa bên trong mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.
Theo Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618