Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

NỮ HỌA SĨ KHUYẾT TAY CHÂN

Nữ họa sĩ khuyết tay chân - Zuly Sanguino: nghị lực sống và cảm hứng nghệ thuật

Dưới đây là phần tự sự của cô ấy:
“Tôi tên Zuly Sanguino, là giảng viên và đồng thời cũng là một họa sĩ.
Tôi sinh tháng 12 năm 1989 tại Cucuta Norte de Santander, Colombia. Tôi bị khuyết tay và chân khi vừa chào đời, theo y học đó là sự thiếu hụt về mặt thể chất hay còn gọi là quái thai.
Tuy bị khiếm khuyết về ngoại hình, thể chất nhưng tôi luôn xem vấn đề này không phải là điều mà bản thân mình đáng lo ngại. Tôi luôn nghĩ, điều tốt hơn cả của một con người tồn tại trên thế giới này là cần có sự kết hợp giữa yếu tố thể chất và tinh thần. Sức mạnh tinh thần như là nguồn năng lượng mạnh mẽ của vũ trụ mà tôi nhận được đó là tình yêu của đức Chúa trời. Tôi thấy rằng cuộc sống, hình hài – thể chất của mỗi người là món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban tặng nên chúng ta cần phải nâng niu, trân trọng.
Là một họa sĩ, tôi thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình qua con đường mỹ thuật. Mỹ thuật và tiếng nói là những công cụ, cách thức để bản thân tôi thể hiện, để thông qua những tác phẩm tranh có thể truyền tải thông điệp từ tâm hồn ra thế giới quan bên ngoài và không có gì là chấm hết nếu những điều đó xuất phát từ sự mong muốn mang tính tích cực của tinh thần. Mỹ thuật là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi, gia đình tôi tự hào khi Thiên Chúa đã tạo ra một cô gái tài năng xinh đẹp. Tôi rất cảm ơn tất cả sự hỗ trợ vô điều kiện mà tôi nhận được từ Hiệp hội các họa sỹ khuyết tay chân, cảm ơn mọi người đã chiếu cố, cho phép tôi gia nhập hiệp hội này, đây như bước ngoặt của cuộc đời tôi, để tôi có cơ hội giúp nhiều người trong cùng hoàn cảnh giống mình trên khắp thế giới.
Cảm ơn Thiên Chúa đã soi đường chỉ lối, cho tôi ý chí mạnh mẽ, giúp tôi trong từng khoảnh khắc để lưu giữ, truyền tải những thông điệp về cuộc sống và qua đó, có thể giúp đỡ người khác có cùng hoàn cảnh thay đổi số phận”.
nu-hoa-si-khuyet-tay-chan-doart-1
nu-hoa-si-khuyet-tay-chan-doart-2
nu-hoa-si-khuyet-tay-chan-doart-3
nu-hoa-si-khuyet-tay-chan-doart-4
nu-hoa-si-khuyet-tay-chan-doart-5
DoArt biên dịch

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

DẠY HỌC HỘI HỌA TẠI BÌNH THẠNH HCM


Học v là một trong những hoạt động sớm nhất và quan trọng nhất mà con bạn có thể tham gia vào khi còn nhỏ và đây cũng là một hoạt động trí tuệ giúp cho trẻ thông minh hơn. Đối với trẻ em, vẽ không chỉ đơn thuần là nghệ thuật mà còn là một ngôn ngữ, bởi vì trẻ sẽ bộc lộ những suy nghĩ của bản thân và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình vẽ của mình.

Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng quan sát thế giới xung quanh của trẻ, giúp trẻ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng. Vẽ tranh giúp trẻ
quan sát và ghi nhớ những hình ảnh, những chi tiết, trẻ đã tái hiện lại cuộc sống hàng ngày của mình.
DẠY HỌC HỘI HỌA TẠI BÌNH THẠNH HCM
Học vẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Ảnh học viên Nét Ngộ
Những giây phút im lặng, chìm đắm trong hội họa chỉ với vài cây bút màu và một tờ giấy chính là những giây phút quý báu giúp trẻ học tập và rèn luyện kỹ năng tập trung. Thế giới của trẻ em luôn tràn ngập màu sắc với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nhờ vào việc vẽ tranh mà trẻ em có thể tự mình tạo ra và được chìm đắm trong những câu chuyện cổ tích, những chuyến phiêu lưu mạo hiểm,..
Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong khi vẽ, trẻ sẽ tự hỏi bản thân các câu hỏi: "Làm sao để ghép mái ngói vào ngôi nhà?" hay "Nên tô màu gì cho con đường thì hợp lý?",.. Kết thúc quá trình hỏi-đáp, trẻ sẽ lựa chọn và tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho riêng mình.
DẠY HỌC HỘI HỌA TẠI BÌNH THẠNH HCM
Học vẽ mang lại niềm vui cho trẻ. Ảnh Nét Ngộ

Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý kỹ thì sẽ thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý.
Tư duy trừu tượng khi trẻ muốn vẽ lại cái gì đó từng nhìn thấy: Thế giới của bé là câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiển thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em.
DẠY HỌC HỘI HỌA TẠI BÌNH THẠNH HCM
Cho con học vẽ đã được phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Ảnh Nét Ngộ
Những hình ảnh, những gam màu được thể hiện trên trang giấy chính là tâm trạng cá nhân của trẻ. Nhìn vào bức vẽ, cha mẹ có thể đoán ra và cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của con trẻ.
Vẽ tranh không chỉ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích to lớn mà còn là chiếc chìa khóa giúp trẻ tự do khám phá và trải nghiệm cuộc sống quanh mình. Vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm và khuyến khích cho con mình được thỏa sức thể hiện những ý tưởng sáng tạo của bản thân bằng những hình vẽ. 

Giống như âm nhạc, khiêu vũ, vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật thể hiện cảm xúc của con người từ bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, cha mẹ có thể thấy được tâm trạng và suy nghĩ của con.

Từ những lợi ích trên, nếu bé nhà bạn đam mê và thích vẽ hãy đăng ký học ngay nhé! Học vẽ là hoạt động để thư giãn, rèn khả năng tập trung, tìm hiểu bản thân và có một thú vui lành mạnh thay vì chơi điện tử, xem vô tuyến...


ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:
dạy vẽ hồ chí minh


TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
dạy học vẽ bình thạnh
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 55 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Ngắm cảnh hồ Tây qua tranh của họa sĩ Hungary

Triển lãm “Hồ Tây” của họa sĩ Ory Anna-maria (37 tuổi, người Hungary) sẽ khai mạc vào 17h, ngày 1-10-2017 tại Đông Phong Art Gallery, 3 Lý Đạo Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ảnh 1
Một tác phẩm của họa sĩ Ory Anna-maria
Theo nữ họa sĩ Ory Anna-maria: “Gọi tên triển lãm là “Hồ Tây”, bởi vì đa số tranh được vẽ vào năm 2017, ven bờ Hồ Tây, Hà Nội”. Đến với triển lãm, khán giả sẽ ngắm nhìn những bức tranh có sự hòa trộn văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Cả về mặt kỹ thuật lẫn cách lựa chọn đề tài, của họa sĩ đều mong muốn nối kết hai nền văn hóa gặp nhau ở nhiều điểm, nhưng vẫn khác biệt.
ảnh 2
Họa sĩ Ory Anna-maria có một tình yêu đặc biệt với Việt Nam
Khi học tại Hungary, Ory Anna-maria đã được gặp các họa sĩ, các nghệ sĩ Việt Nam. Đồng thời, tình yêu văn hóa Việt Nam đã đến với cô qua truyền thống của gia đình, bởi cha mẹ cô đã kể cho cô nghe nhiều câu chuyện ấn tượng về Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hungary năm 2006, họa sĩ Ory Anna-mari từng triển lãm tại nhiều nước trên thế giới, cô đã có nhiều triển lãm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30-10-2017.
Theo http://anninhthudo.vn

KỸ THUẬT VẼ MÀU NƯỚC

Màu nước là một chất liệu vẽ trong suốt như nước, thường được dùng với bút pháp rộng rãi, xây dựng bố cục bằng những mảng lớn nhưng lại sâu sắc, mượt mà về sắc điệu gây một cảm giác rung động khó tả. Khả năng và phương tiện sử dụng màu nước về mặt kỹ thuật là không có giới hạn, nhưng là một loại chất liệu khó sử dụng nên phụ thuộc rất nhiều vào tài năng sáng tạo và khí chất của họa sĩ “Cứ vẽ đi vẽ lại một trăm lần thì bức tranh sẽ đơn giản đi”.

  
  
Tính chất:
Tên gọi của các chất màu nước bắt nguồn từ tiếng La-tinh. “Aqua” là nước, được chế tạo từ những sắc tố chịu ánh sáng (các chất nhuộm) và các chất kết dính.

Đối với màu nước những chất màu có độ trong suốt cao vì vậy trong các hộp màu nước, những chất màu có độ hạt và độ phủ đặc như các chất màu vàng cát mi, màu lục đậm và những chất màu tương tự đúng ra là hoàn toàn không có.

Những thuộc tính cơ bản của màu nước đó là tính trong suốt và nhẹ nhàng, cũng như tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Những thuộc tính ấy của nó là do luôn luôn đặt các lớp màu mỏng lên giấy và vì thế các lớp màu đó trở nên trong suốt đối với những tia sáng xuyên qua. Ánh sáng phản chiếu từ nền giấy trắng sau khi nhuốm một thứ màu thuần khiết sẽ dội về mặt ta một cảm giác màu sắc với độ thuần khiết và cường độ của nó mà không bị hổn loạn. Sự khác nhau chỉ là do một lớp màu nào đó có độ màu bảo hòa nhiều hay ít mà thôi. Những thuộc tính kỹ thuật của màu nước đã tạo ra cho nó một đặc điểm riêng và một sự hấp dẫn về những âm hưởng màu sắc. Một lớp màu tô đậm khi đang ướt thì sáng rõ, mạnh mẽ, nhưng khi khô đi thì sẽ mờ đục, héo úa, nhìn bạc và bẩn.

* Trộn lẫn một màu trong suốt với một chất màu không trong suốt sẽ tạo ra một thứ màu tái nhợt sau khi khô.

* Trộn lẫn các chất màu trong suốt, ta thu được một hỗn hợp màu trong suốt.

* Trộn lẫn các chất màu không trong suốt, sẽ cho ra hỗn hợp cùng loại, chỉ kém những hổn hợp các chất màu trong suốt ở độ bảo hòa.
Kỹ thuật vẽ:

Khi bắt đầu vẽ từ đối tượng, chúng ta bắt buộc phải theo dõi các sắc thái màu, so sánh chúng với nhau tạo nên một sắc màu cần thiết bằng cách dùng một trong hai hay kết hợp hai phương pháp sau đây. Cần phải học nhìn tự nhiên, làm chủ một hệ thống tri giác nhất định. Phải biết kết hợp hài hòa các chi tiết trong quan hệ với nhau cũng như với toàn bộ.

Nếu vẽ theo truyền thống màu nước cổ điển, tức là theo kỹ thuật chồng màu, thì nên bắt đầu từ những sắc sáng nhất rồi dần dần phủ lên chúng những sắc mạnh. Khi đã đặt xong màu cho những bộ phận được chiếu sáng ở đối tượng rồi, khi chúng ta chuyển qua các độ trung gian, thì một lần nữa, chúng ta lại không được quên tính hoàn chỉnh của sự cảm thụ, không được quên so sánh các độ trung gian với nhau, ấm với ấm, lạnh với lạnh. Phải nắm vững phương pháp màu nước cổ điển, như một sắc này lên một sắc khác sáng hơn. Có thể vẽ bàng cọ đẫm màu hoặc vẽ bằng nhát cọ hơi khô khiến cho kỹ thuật của người vẽ được phong phú hơn.

Màu nước vẽ 3 miền VN- Direk Kingnok (34)

Nếu vẽ bằng kỹ thuật pha màu ngay, có thể bắt đầu từ những chổ đậm nhất. Kỹ năng để sử dụng những khả năng của nhát cọ và những mảng lớn: dùng những lớp màu nước đơn sắc làm cho mặt giấy có dạng hạt chiếu xuyên qua những lớp đó, chia nhỏ các nhát cọ trong những trường hợp này, kết chúng lại trong những trường hợp khác…Hãy cố thử dùng nhiều thủ pháp thể hiện kỹ thuật khác nhau trong khi vẽ. Điều chủ yếu là nhạy cảm và kỹ năng biết nhìn đúng và hiểu được đối tượng.. Trong bài vẽ, những chổ có vệt sáng là do mắt giấy trắng để lại, những chổ có vệt ánh mờ có thể dùng dao cạo nạo giấy đi. Trong những trường hợp khi kỹ thuật nhát cọ chỉ đi theo một lối, thì bức vẽ mất đi những phẩm chất của mình. Để đạt được sức truyền cảm và sức thuyết phục lớn nhất của hội họa màu nước, cần phải biết sử dụng các thủ pháp khác nhau. Cần nhớ chỉ có thể đi một nhát cọ tươi mát khi nào cọ đẫm đầy chất màu hòa tan.
Chồng màu:

Khi đặt một lớp màu trong suốt lên một lớp màu trong suốt khác, để cho lớp dưới không bị nhòe, phải để cho nó khô đi trước khi phủ lên một lớp khác. Phương pháp này dựa vào qui luật cộng màu quang học. Phương pháp vẽ chồng màu có những giới hạn của nó. Chẳng hạn không thể có màu lục, tím, da cam thật đều đặn và mạnh mẽ. Với phương pháp vẽ chồng màu có thể đạt tới độ sâu, độ bảo hòa của một sắc màu, cường độ chung của nó bằng cách phủ liên tục lớp màu trong suốt này lên lớp màu trong suốt khác đã khô.

Lúc đầu nên đặt lên những sắc sáng rồi lại phủ lên một lớp màu trong suốt khác… cho đến lúc hoàn thành. Một điều hoàn toàn cần thiết là phải theo đúng trình tự phủ các màu không trong suốt lên các màu trong suốt. Phương pháp vẽ chồng màu đòi hỏi phải xác định những ranh giới chính xác của mỗi lớp màu được phủ lên.

Khi có nhiều lớp màu, mỗi lớp phải đủ mỏng và trong suốt để cho ánh sáng phản xạ xuyên qua được. Phải phủ những lớp đầu tiên bằng các chất màu trong suốt và càng giống nhau về thuộc tính của chúng càng tốt. Việc sử dụng các chất màu có dạng hạt, dày đặt là thích hợp hơn ở giai đoạn cuối cùng, để tăng thêm ý nghĩa của chất liệu và tính cụ thể của các bộ phận khác nhau trong một bức vẽ nghiên cứu.

Pha màu:

Mỗi chi tiết được bắt đầu và kết thúc trong một lượt vẽ. Sau đó do đã nhìn thấy cái chung, thì chuyển sang chi tiết tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy. Tất cả các màu đều được pha giống ngay hiện vật theo cường độ cần thiết.

Khi pha màu không nên dùng nhiều chất màu, cần tạo bằng ba màu trở xuống. Khi muốn có một màu sắc mạnh và bảo hòa cũng cần đến những chất màu có một độ màu mạnh. Còn khi tạo ra những màu không bảo hòa, người ta thường dùng những chất màu hổn hợp có một độ bảo hòa yếu hơn, chẳng hạn dùng màu đất hoặc thêm một chút màu không trong suốt (nâu hoặc đen) vào một chất màu bảo hòa trong suốt. Nên ghi ngay những tương phản chủ yếu trong đối tượng vẽ. Nền trắng trên giấy cũng đóng vai trò màu trắng, khi cần phải giữ lại một vài chổ giấy trắng. Giấy trắng sáng có thể dội lên như một màu sắc có sắc thái ấm hoặc lạnh, thích hợp trong sự tương phản với chung quanh.

Vật liệu: Giấy và cọ:

Đối với màu nước, giấy dày có mặt hạt được xem là tốt nhất. Cần phải lo tới tình trạng bị ngã vàng vì một đặc điểm của vẽ màu nước là sự phản xạ của giấy qua lớp màu. Mặt giấy hơi có hạt hết sức tốt cho vẽ màu nước: nó giúp tăng thêm chiều sâu của màu sắc trên giấy. Phải bồi giấy nếu trường hợp dùng khuôn khổ lớn.

Khi vẽ, cần giữ gìn cẩn thận mặt giấy, không nên để nó bị vết nhờn và không tẩy nhiều. Trước khi bắt đầu vẽ bằng các chất màu, để làm cho hết nhờn, cần rửa mặt giấy bằng nước với xà phòng (bọt biển) rồi sau đó lau cẩn thận bằng bông hoặc giũ bằng nước sạch. Khi vẽ không nên đặt giấy nghiêng quá vì màu sẽ chảy dài. Trước khi bắt đầu vẽ bằng các chất màu, nên phủ trước lên toàn mặt giấy một lớp màu xanh da trời thật nhạt gần như không thấy rõ. Thủ pháp ấy tránh sự ngã vàng của giấy.

Thường ta dùng những loại cọ có lông cứng phối hợp với những loại cọ lông điêu. Cần giữ gìn cọ trong thời gian vẽ cũng như cần giấy thấm để sửa nếu thừa màu. Để sửa bức vẽ, phải chùi hẳn từng bộ phận và dùng dao cạo. Cọ vẽ màu nước thường mềm mại, tinh tế và có khả năng mao dẫn tốt. Nên dùng nhiều cọ từ số 0 đến số 12 để dễ phù hợp các mảng vẽ muốn thực hiện.

Khi mua cọ, nên thử bằng cách nhúng nước, nếu đầu mũi cọ vẫn chắc khi bị thấm là tốt. Đừng bao giờ cất cọ khi chưa khô vì sẽ làm hỏng nó và không thả ngâm nó trong nước.

Tranh màu nước:

Các tác phẩm màu nước trong các viện bảo tàng mỹ thuật, thường được trưng bày trong những tủ kính, có rèm dày che lại. Vì dưới tác động trực tiếp của ánh sáng, màu nước có thể thay đổi đi phần nào về màu sắc và một vài loại giấy sẽ vàng đi. Những tấm rèm ấy giữ cho màu nước khỏi bị phai màu, giữ được sự tươi mát ban đầu của chất màu.

Trong điều kiện ở nhà, các bức vẽ màu nước thường được xếp cách nhau bằng những tờ giấy in roneo hoặc giấy bọc thật sạch và giữ trong cặp lớn. Nên để ở những chổ khô ráo, tránh ẩm.

Nếu treo tường, thì cách đóng khung tốt nhất đối với màu nước là một nền trắng giản dị và khuôn khổ thích hợp với tranh, để cho lề khung màu trắng càng tăng thêm vẽ phóng khoáng nhẹ nhàng của chất liệu.

Tranh màu nước có thể thể hiện những sắc thái tình cảm và tâm trạng hết sức khác nhau của con người. Hãy giữ được sự nhạy cảm và xúc động trước sự vật. Tranh màu nước phong phú, nhiều màu sắc, các chất màu vang lên như một hòa sắc trang trọng và đầy lãng mạn

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

HỌC VẼ TRANH Ở TP.HCM

Hiện nay nhu cầu học vẽ cho các con đôi lúc bị lãng quên. Các em được ba mẹ cho học rất nhiều những môn học khác nhưng lại khá hời hợt với môn học cần thiết cho tâm hồn, đó chính là học vẽ. Có lẽ thời gian các em không có nhiều nhưng chỉ cần 1 tiếng/ 1 ngày cũng đủ để các em thư giãn, làm giảm căng thẳng, chấn chỉnh lại tinh thần. Và như vậy việc sắp xếp thời gian hợp lý để tạo điều kiện cho các họa sĩ nhí tung hứng là điều khá cần thiết. Vẽ cũng được xem như là một loại ngôn ngữ giao tiếp, thông qua vẽ tranh các em sẽ được thể hiện những gì mình nghĩ...  những nét nghệch ngoạc chưa rõ nét nhưng nó vô cùng quan trọng, là nền tảng của quá trình hình thành tư duy sáng tạo và sự cảm thụ cái đẹp của các bé.
Thêm và đó, những lợi ích của việc cho các em học vẽ từ nhỏ đã được nhiều nhà khoa học kiểm chứng là không chỉ giúp nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ mà còn kích thích; tăng cường khả năng quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ... Nói cách khác, việc tiếp cận hội họa gần như là cách thức phong phú nhất để trẻ tự do và sớm bước vào chặn đường khám phá thế giới  từ chính cuộc sông muôn màu xung quanh

ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:
dạy vẽ hồ chí minh

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
dạy học vẽ bình thạnh
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 55 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

NGƯỜI MỸ DẠY CON HỌC VẼ MỸ THUẬT NHƯ THẾ NÀO?

Từ thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử đánh giá rằng kinh đô văn hóa nghệ thuật của thế giới dường như đã chuyển dịch từ Pháp trước đó về Mỹ, đất nước có nền kinh tế, xã hội phát triển lớn mạnh nhất về mọi mặt. Người Mỹ đang dạy nghệ thuật cho trẻ em như thế nào. Dưới đây là một số yêu cầu cần đạt được đặt ra trong giáo trình giáo dục bộ môn mỹ thuật cho trẻ hiện nay của một trường tiểu học thông thường tại Mỹ.

day-ve-cho-tre-do-art

1. Các yếu tố trong Mỹ thuật

• Hiểu khái niệm “Ai tạo ra các tác phẩm, người đó được gọi là hoạ sĩ( nghệ sĩ).
• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử, phong cách của họa sỹ đó và những đóng góp cho xã hội của họ.
• Hiểu khái niệm “mỗi người đều có phong cách riêng. Phong cách thể hiện tư tưởng của cá nhân”.
• Áp dụng khái niệm “phong cách” bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm của mình. Phát triển các sản phẩm dựa trên phương tiện, sự lựa chọn để diễn đạt ý tưởng cá nhân.
• Nhận ra hai phong cách khác nhau. So sánh, nhìn nhận sự tương phản của hai phong cách
• Hiểu khái niệm “đối tượng và chủ đề” trong sáng tạo các tác phẩm.
• Hiểu khái niệm “tưởng tượng” trong quá trình sáng tạo các tác phẩm.
• Nhận ra hình ảnh cuộc sống: phong cảnh, cuộc sống thường nhật, chân dung, nội dung câu chuyện trẻ từng nghe, …, trong tác phẩm mỹ thuật.
• Sử dụng các chủ đề, chủ điểm trong sáng tạo các sản phẩm.
• Hiểu rằng hình thức thể hiện (form) có nghĩa là những gì hoạ sĩ tạo ra bởi những công cụ và phương tiện mà họ chọn.
• Hiểu rằng trong mỹ thuật có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, trong đó bao gồm các thể hiện 2 chiều và 3 chiều. ( 2D, 3D)
• Trẻ tự áp dụng các hình thức thể hiện: 2 chiều, 3 chiều, trong sáng tạo các sản phẩm.
• Nhận thức được “tính tương quan” và “tính tương phản” (comparisons & contrast) cũng là những hình thức thể hiện khác nhau.
• Hiểu rằng người xem đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tác phẩm.
• Hiểu rằng khi xem tác phẩm, người ta sẽ luôn có những câu hỏi: ai ? ở đâu ? cái gì ? khi nào? tại sao ?
• Tìm hiểu, đặt câu hỏi, tìm câu trả lời về sự sáng tạo, về họa sỹ và các tác phẩm của họ.
• Áp dụng các kỹ năng tư duy và phân tích để bình tác phẩm hoặc giải thích về tác phẩm, sản phẩm của mình.
• Nhận ra những nơi có thể phù hợp cho việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.
• Sử dụng đúng ngôn ngữ chuyên môn( thẩm mỹ) để mô tả tác phẩm của mình và của các hoạ sỹ.

2. Ngôn ngữ của Mỹ thuật

• Quan sát và nhận biết được các yếu tố trong mỹ thuật: đường nét, các hình khối, màu sắc, biểu tượng, không gian, cấu trúc và hình thức kỹ thuật thể hiện, chất liệu, … trong các sản phẩm mỹ thuật.
• Nhận diện các yếu tố mỹ thuật trên trong thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.
• Bằng cảm quan, nhận thức, bằng sự tìm hiểu, trẻ nhận ra các yếu tố mỹ thuật được sử dụng trong các tác phẩm của hoạ sỹ.
• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật trong sáng tạo tác phẩm, bài của mình.
• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật để mô tả tác phẩm.
• Có thể nhận thức, quan sát, đánh giá sự chuyển động của đường nét, hoa văn, tính cân bằng, sự thống nhất, tương phản, điểm nhấn trong bài, tác phẩm của mình.
• Nhận thức được các cấu trúc, các nguyên lý của sự sắp xếp( hay còn gọi là bố cục hay thiết kế) có trong trong tự nhiên và thế giới xung quanh.
• Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và tù ngữ chính xác để miêu tả, chia sẻ ý tưởng và cảm quan về tác phẩm của riêng mình và tác phẩm của người khác, của thế giới xung quanh.
day-be-hoc-ve-my-thuat-do-art
Các thầy cô tận tụy và truyền cảm hứng cũng như niềm yêu thích nghệ thuật tới trẻ

3. Lịch sử Mỹ thuật

• Có thể so sánh, bày tỏ quan điểm đối với tác phẩm được thực hiện bởi các học sinh khác nhau, độ tuổi khác nhau, các tác phẩm của các hoạ sỹ. Và trên một mức độ lớn hơn, hiểu được vai trò của mỹ thuật.
• Xây dựng sự hiểu biết về thời gian thông qua biểu đồ của các dự án mà trẻ làm trong năm thông qua: sổ lưu bài, nhật ký, lưu sản phẩm nhóm, danh mục, ảnh chụp từng thời kỳ.
• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng, một phong cách, một nền văn hóa từ thời kỳ trước.
• Tìm hiểu và nhận ra một số hình thức nghệ thuật trong lịch sử như: tranh vẽ, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật phong cảnh, trang phục và công nghệ.
• So sánh để nhận biết sự giống và khác nhau từ những tác phẩm của một nhóm tác giả trong cùng thời kỳ hoặc cùng phong cách.
• Đựơc học về các giai đoạn chính của lịch sử mỹ thuật và có thể giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật trong những giai đoạn đó.
• Có thể phân loại các bức tranh theo: chủ đề, nghệ sĩ, thời gian và phong cách.
• Nhận ra tầm ảnh hưởng của văn hoá tới nghệ thuật thông qua các dự án nghệ thuật trong trường, từ đó thấy sự khác nhau trong sản phẩm của mỗi lớp trong cùng một chủ điểm.
• Giới thiệu nội dung văn hóa Hoa Kỳ.
• Giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa, những luật lệ, đức tin, cảnh quan, trang phục và văn hoá dân gian trên những tác phẩm.
day-be-hoc-ve
Kỹ năng sáng tạo, sử dụng vật liệu, nhận biết phong cách, tư tưởng, văn hóa và cả trình bày phân tích tác phẩm…

4. Sản phẩm

• Sử dụng các công cụ như sáp màu, màu dạ, sơn dầu, phấn, mầu nước, sơn keo (tempera), sợi, đất sét và các nguyên liệu tự nhiên.
• Dùng đúng tên của các công cụ, dụng cụ.
• Làm việc với nhiều nguyên vật liệu và quy trình khác nhau.
• Vẽ, làm sản phẩm: thông qua trí nhớ, quan sát và mẫu mô phỏng.
• Sử dụng trí tưởng tượng, ý tưởng trong sáng tạo sản phẩm.
• Làm từng bước với sự hướng dẫn có trình tự của giáo viên để tạo những dự án mang tính kế thừa.
• Tự do sử dụng vật liệu, chất liệu mà không cần chỉ dẫn, tạo cơ hội để hoàn toàn sáng tạo và biểu đạt được những lựa chọn mang màu sắc cá nhân.
• Sáng tạo sản phẩm từ những dự án định sẵn và từ những ý tưởng, cảm hứng bộc phát.
Danh sách yêu cầu dừng lại ở đó. Quá nhiều phải không. Với một chương trình giáo dục nghệ thuật với yêu cầu cụ thể như vậy, dễ hiểu vì sao một người vô gia cư trên đường phố Newyork cũng có thể chơi piano hay đến không ngờ, hay bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể nói và am hiểu về hội hoạ, về mỹ thuật, âm nhạc chẳng kém gì một chuyên gia nghệ thuật.

Vinh Hoa biên dịch

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG NGÀNH KIẾN TRÚC, MỸ THUẬT

Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh dự thi các khối ngành Kiến trúc, Mỹ thuật khá đông và theo đó số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm ở các trường đại học chuyên ngành này cũng nhiều không kém.
Kết quả hình ảnh cho thi các khối mỹ thuật
Khối ngành này có những tín hiệu chuyển mình rõ rệt là nhờ ngày càng có nhiều  đơn vị đào tạo bao gồm các trường công lập như:  Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật TPHCM, Đại học Kiến trúc TPHCM, Đại học Bách Khoa TPHCM,… thì còn có các trường ngoài công lập cũng đào tạo các chuyên ngành chẳng hạn: Đại học Duy Tân, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ TPHCM… đã góp phần tạo điều kiện thúc đẩy cho việc học tập của cộng đồng, xã hội được thuận lợi hơn.
Thêm vào đó nhờ công tác đào tạo bài bản, mang tính thực tế ngày càng cao nên chất lượng nguồn nhân lực nhóm ngành này những năm gần đây thực sự đã được xã hội xem trọng, đón nhận, nhìn nhận dưới góc độ khách quan. Xã hội có được cái nhìn đúng đắn, thực tế với nhóm ngành này bởi lẽ có sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường khi mà các sản phẩm, dịch vụ đều có sự hiện diện của yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ và sự hài hòa giữa các yếu tố về hình khối, hình dạng, hình thức bên ngoài với chất lượng bên trong. Đã có thời kỳ việc tuyển sinh của nhóm ngành này gặp khá khó khăn bởi ít người theo học các nhóm ngành này vì lối tư duy quá thực dụng của người học và sự hiểu biết của xã hội còn nhiều hạn chế, chủ quan.
Nhưng khi kinh tế, xã hội phát triển, cuộc sống dần được cải thiện thì nhận thức của những người theo học nhóm ngành này cũng được “khai mở”. Và như người xưa thường nói “Phú quý sinh lễ nghĩa” cũng có phần hợp lý (vì chỉ khi đảm bảo được sự ổn định về kinh tế - vật chất thì con người mới nghĩ đến yếu tố tinh thần) nhưng đây chỉ là một phần của quy luật cuộc sống.
Điều đáng nói ở đây là bằng việc chọn nhóm ngành Kiến trúc, Mỹ thuật học tập và sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể sống khỏe với nghề cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của xã hội tăng đã là điểm tựa vững chắc tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.
Với một số người, có thể học vẽ là cái gì đó xa hoa, hơi thiếu yếu tố thực tế và thậm chí họ còn ví ngành học này như “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng xét về thực tiễn, nhiều sinh viên cùng với sự năng động của bản thân đã kiếm được công việc với thu nhập tốt. Họ đam mê theo đuổi nghề mình chọn, thành công khi tạo dựng được bản sắc cá nhân, tên tuổi và nhờ vậy, họ có cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

DẠY HỌC MỸ THUẬT TẠI BÌNH THẠNH HCM

Nếu đã là bố mẹ thì còn gì tuyệt vời hơn khi hằng ngày chúng ta thấy con cái mình lớn lên và phát triển. Từ những bước đi chập chững đầu tiên đến những tiếng nói gọi ba mẹ lần đầu.
Có thể dễ nhận thấy rằng tất cả mọi trẻ em, trước khi biết viết “ trên trang giấy là những hình tượng, hình ảnh thể hiện trong tâm trí, trong cảm xúc của trẻ. Hằng ngày trẻ hát những bài hát ngây ngô dù chưa đọc nói rõ ràng”.
Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đó chính là cảm xúc, tình cảm, ước mơ khám phá thế giới thật mới lạ xung quanh mà trẻ thể hiện trên trang giấy. Tranh vẽ chính là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ.
DẠY HỌC MỸ THUẬT TẠI BÌNH THẠNH HCM
Học vẽ giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng

Học vẽ giúp trẻ tăng độ khéo léo cho bàn tay, tăng khả năng thẩm mỹ hay phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo.
Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp trí thông minh của các bé phát triển.
Khi vẽ, trẻ được kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển. Đây còn là một kênh biểu đạt suy nghĩ, tư duy cũng như hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp của trẻ và trở thành một nét đẹp trong tuổi thơ con.
DẠY HỌC MỸ THUẬT TẠI BÌNH THẠNH HCM
Cho con học vẽ đang được bố mẹ quan tâm nhiều hơn

Bên cạnh đó, việc học vẽ sẽ thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống. 


1. Rèn luyện trí nhớ
Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng quan sát thế giới xung quanh của trẻ, giúp trẻ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng.
Vẽ tranh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn khi trẻ thể hiện suy nghĩ của mình thông qua hoạt động vẽ và trẻ sẽ có những nhận định đúng đắn về các sự vật, hiện tượng.

2. Nâng cao khả năng quan sát
Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con.
Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.
DẠY HỌC MỸ THUẬT TẠI BÌNH THẠNH HCM
Học viên tại Nét Ngộ
3. Nâng cao khả năng tưởng tượng
Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ.
Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.

4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn
Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.
Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.

5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động
Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn.
Trong quá trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
DẠY HỌC MỸ THUẬT TẠI BÌNH THẠNH HCM
Một lớp học thư pháp tại Nét Ngộ
6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều
Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.

7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.
Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con vẽ thường xuyên, và dù “tác phẩm” có thể nào, thì cũng hãy khen ngợi và động viên tạo hứng thú cho trẻ.

Hiện tại mỹ thuật tư duy Nét Ngộ khai giảng các lớp vẽ tại các cơ sở: Bình Thạnh, Gò Vấp và Quận 2 TP Hồ Chí Minh
Đăng ký ngay các lớp học mỹ thuật tại Nét Ngộ:


ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:
dạy vẽ hồ chí minh


TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
dạy học vẽ bình thạnh
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 55 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Cơ sở 3: 111E Đường số 22, P. Phước Long B, Quận 9, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618