Từ thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử đánh giá rằng kinh đô văn hóa nghệ thuật của thế giới dường như đã chuyển dịch từ Pháp trước đó về Mỹ, đất nước có nền kinh tế, xã hội phát triển lớn mạnh nhất về mọi mặt. Người Mỹ đang dạy nghệ thuật cho trẻ em như thế nào. Dưới đây là một số yêu cầu cần đạt được đặt ra trong giáo trình giáo dục bộ môn mỹ thuật cho trẻ hiện nay của một trường tiểu học thông thường tại Mỹ.
1. Các yếu tố trong Mỹ thuật
• Hiểu khái niệm “Ai tạo ra các tác phẩm, người đó được gọi là hoạ sĩ( nghệ sĩ).
• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử, phong cách của họa sỹ đó và những đóng góp cho xã hội của họ.
• Hiểu khái niệm “mỗi người đều có phong cách riêng. Phong cách thể hiện tư tưởng của cá nhân”.
• Áp dụng khái niệm “phong cách” bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm của mình. Phát triển các sản phẩm dựa trên phương tiện, sự lựa chọn để diễn đạt ý tưởng cá nhân.
• Nhận ra hai phong cách khác nhau. So sánh, nhìn nhận sự tương phản của hai phong cách
• Hiểu khái niệm “đối tượng và chủ đề” trong sáng tạo các tác phẩm.
• Hiểu khái niệm “tưởng tượng” trong quá trình sáng tạo các tác phẩm.
• Nhận ra hình ảnh cuộc sống: phong cảnh, cuộc sống thường nhật, chân dung, nội dung câu chuyện trẻ từng nghe, …, trong tác phẩm mỹ thuật.
• Sử dụng các chủ đề, chủ điểm trong sáng tạo các sản phẩm.
• Hiểu rằng hình thức thể hiện (form) có nghĩa là những gì hoạ sĩ tạo ra bởi những công cụ và phương tiện mà họ chọn.
• Hiểu rằng trong mỹ thuật có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, trong đó bao gồm các thể hiện 2 chiều và 3 chiều. ( 2D, 3D)
• Trẻ tự áp dụng các hình thức thể hiện: 2 chiều, 3 chiều, trong sáng tạo các sản phẩm.
• Nhận thức được “tính tương quan” và “tính tương phản” (comparisons & contrast) cũng là những hình thức thể hiện khác nhau.
• Hiểu rằng người xem đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tác phẩm.
• Hiểu rằng khi xem tác phẩm, người ta sẽ luôn có những câu hỏi: ai ? ở đâu ? cái gì ? khi nào? tại sao ?
• Tìm hiểu, đặt câu hỏi, tìm câu trả lời về sự sáng tạo, về họa sỹ và các tác phẩm của họ.
• Áp dụng các kỹ năng tư duy và phân tích để bình tác phẩm hoặc giải thích về tác phẩm, sản phẩm của mình.
• Nhận ra những nơi có thể phù hợp cho việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.
• Sử dụng đúng ngôn ngữ chuyên môn( thẩm mỹ) để mô tả tác phẩm của mình và của các hoạ sỹ.
2. Ngôn ngữ của Mỹ thuật
• Quan sát và nhận biết được các yếu tố trong mỹ thuật: đường nét, các hình khối, màu sắc, biểu tượng, không gian, cấu trúc và hình thức kỹ thuật thể hiện, chất liệu, … trong các sản phẩm mỹ thuật.
• Nhận diện các yếu tố mỹ thuật trên trong thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.
• Bằng cảm quan, nhận thức, bằng sự tìm hiểu, trẻ nhận ra các yếu tố mỹ thuật được sử dụng trong các tác phẩm của hoạ sỹ.
• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật trong sáng tạo tác phẩm, bài của mình.
• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật để mô tả tác phẩm.
• Có thể nhận thức, quan sát, đánh giá sự chuyển động của đường nét, hoa văn, tính cân bằng, sự thống nhất, tương phản, điểm nhấn trong bài, tác phẩm của mình.
• Nhận thức được các cấu trúc, các nguyên lý của sự sắp xếp( hay còn gọi là bố cục hay thiết kế) có trong trong tự nhiên và thế giới xung quanh.
• Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và tù ngữ chính xác để miêu tả, chia sẻ ý tưởng và cảm quan về tác phẩm của riêng mình và tác phẩm của người khác, của thế giới xung quanh.
Các thầy cô tận tụy và truyền cảm hứng cũng như niềm yêu thích nghệ thuật tới trẻ
3. Lịch sử Mỹ thuật
• Có thể so sánh, bày tỏ quan điểm đối với tác phẩm được thực hiện bởi các học sinh khác nhau, độ tuổi khác nhau, các tác phẩm của các hoạ sỹ. Và trên một mức độ lớn hơn, hiểu được vai trò của mỹ thuật.
• Xây dựng sự hiểu biết về thời gian thông qua biểu đồ của các dự án mà trẻ làm trong năm thông qua: sổ lưu bài, nhật ký, lưu sản phẩm nhóm, danh mục, ảnh chụp từng thời kỳ.
• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng, một phong cách, một nền văn hóa từ thời kỳ trước.
• Tìm hiểu và nhận ra một số hình thức nghệ thuật trong lịch sử như: tranh vẽ, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật phong cảnh, trang phục và công nghệ.
• So sánh để nhận biết sự giống và khác nhau từ những tác phẩm của một nhóm tác giả trong cùng thời kỳ hoặc cùng phong cách.
• Đựơc học về các giai đoạn chính của lịch sử mỹ thuật và có thể giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật trong những giai đoạn đó.
• Có thể phân loại các bức tranh theo: chủ đề, nghệ sĩ, thời gian và phong cách.
• Nhận ra tầm ảnh hưởng của văn hoá tới nghệ thuật thông qua các dự án nghệ thuật trong trường, từ đó thấy sự khác nhau trong sản phẩm của mỗi lớp trong cùng một chủ điểm.
• Giới thiệu nội dung văn hóa Hoa Kỳ.
• Giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa, những luật lệ, đức tin, cảnh quan, trang phục và văn hoá dân gian trên những tác phẩm.
Kỹ năng sáng tạo, sử dụng vật liệu, nhận biết phong cách, tư tưởng, văn hóa và cả trình bày phân tích tác phẩm…
4. Sản phẩm
• Sử dụng các công cụ như sáp màu, màu dạ, sơn dầu, phấn, mầu nước, sơn keo (tempera), sợi, đất sét và các nguyên liệu tự nhiên.
• Dùng đúng tên của các công cụ, dụng cụ.
• Làm việc với nhiều nguyên vật liệu và quy trình khác nhau.
• Vẽ, làm sản phẩm: thông qua trí nhớ, quan sát và mẫu mô phỏng.
• Sử dụng trí tưởng tượng, ý tưởng trong sáng tạo sản phẩm.
• Làm từng bước với sự hướng dẫn có trình tự của giáo viên để tạo những dự án mang tính kế thừa.
• Tự do sử dụng vật liệu, chất liệu mà không cần chỉ dẫn, tạo cơ hội để hoàn toàn sáng tạo và biểu đạt được những lựa chọn mang màu sắc cá nhân.
• Sáng tạo sản phẩm từ những dự án định sẵn và từ những ý tưởng, cảm hứng bộc phát.
Danh sách yêu cầu dừng lại ở đó. Quá nhiều phải không. Với một chương trình giáo dục nghệ thuật với yêu cầu cụ thể như vậy, dễ hiểu vì sao một người vô gia cư trên đường phố Newyork cũng có thể chơi piano hay đến không ngờ, hay bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể nói và am hiểu về hội hoạ, về mỹ thuật, âm nhạc chẳng kém gì một chuyên gia nghệ thuật.
Vinh Hoa biên dịch
Theo daikynguyenvn.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét