Paco Pomet là một trong những họa sĩ đi đầu xu hướng hội họa siêu thực.
Hội họa Việt đang tồn tại một khoảng lặng, đó là mảng hội họa siêu thực. Thực chất, những quan niệm về hội họa siêu thực mà giới trẻ lượm lặt được qua các kênh chia sẻ chỉ là những mảnh ghép chưa đầy đủ.
Sử dụng kỹ thuật "copy" y chang đồ vật thật chỉ là một phần rất nhỏ trong hội họa siêu thực. Nếu tìm hiểu kỹ về khái niệm siêu thực, người thưởng ngoạn sẽ thấy "choáng váng" về mức độ trừu tượng của nó.
Tại Việt Nam, hiếm khi thấy những dấu hiệu siêu thực xuất hiện tại các cuộc triển lãm hội họa. Dường như giới họa sĩ "ngại" đụng chạm đến mảng nghệ thuật này, còn người thưởng ngoạn, vì không có sự định hướng nên mỗi người một quan niệm riêng về siêu thực, thậm chí còn "đánh đồng" tranh siêu thực với tranh truyền thần. Liệu khái niệm hội họa siêu thực có được đề cập đến trong giáo án tại các trường đào tạo mỹ thuật tại Việt Nam hay không?
Câu trả lời có lẽ là "có"! Tuy nhiên, có lẽ khái niệm này chỉ được đề cập thoáng qua trong quá trình tìm hiểu về lịch sử mỹ thuật thế giới, sinh viên cũng chỉ được tiếp cận hội họa siêu thực qua lý thuyết, chứ không được thực hành, nói gì đến chuyện sau này họ sẽ sáng tác tranh siêu thực! Suy cho cùng, để chinh phục "đỉnh cao" này, hội họa Việt Nam sẽ phải phấn đấu nhiều.
Nhận diện tranh siêu thực
Thoạt nhìn, siêu thực dường như có mục đích tương tự như hậu hiện đại bởi, với cảm giác về sự cao siêu, siêu thực khiến thế giới vô thức hiển thị trong thế giới của ý thức.
Tuy nhiên có hai khác biệt quan trọng: thế giới vô thức không phải là bất khả biểu thị, khi làm như vậy siêu thực vẫn tuân theo các nguyên tắc của hội hoạ hiện đại, tức thị hiếu thẩm mỹ dựa trên khoái cảm và sự an ủi trong người thưởng ngoạn.
Mặt khác, nếu như thẩm mỹ cổ điển đã bị "mất hút" trong hiện đại và hậu hiện đại, các ý tưởng và phương pháp của siêu thực vẫn có đất sống và tiếp tục sinh sôi trong hậu hiện đại, bởi siêu thực đã cho thấy sự ràng buộc giữa trật tự và hỗn độn: trật tự sinh ra hỗn độn và trật tự cũng sinh ra từ hỗn độn.
Trật tự hiện hữu cả bên ngoài địa hạt của logic thông thường, nơi các các quan niệm của ý thức không còn đất sống. Cả hai thứ trật tự thông thường và trật tự bất thường đều có thể được khám phá nhờ trực giác của vô thức.
Kết quả cuối cùng cho chúng ta một hình dung đầy đủ hơn về cấu trúc của thế giới trong tư duy con người. Nghệ thuật vì vậy không đơn thuần là việc bắt chước tự nhiên như trong quan niệm của Plato và Aristotle, mà bên cạnh khoa học, nó còn là một quá trình khám phá và nhận thức thế giới.
Để khái niệm "siêu thực" trở nên hài hòa hơn với đời sống nghệ thuật hiện đại, nhiều họa sĩ trẻ đã có những sáng tạo nhằm giúp người thưởng ngoạn đến gần hơn với hội họa siêu thực. Tranh siêu thực lấy cảm hứng từ ảnh cổ điển cũng là mảng nghệ thuật đáng chú ý.
Paco Pomet là một trong những họa sĩ đi đầu xu hướng này. Kể từ giữa những năm 1990, họa sĩ trẻ sinh năm 1970, hiện sống và làm việc ở Granada (Tây Ban Nha), sau khi tốt nghiệp Đại học Granada, đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo để có thể cho ra mắt những bức tranh siêu thực trên cả tuyệt vời.
Hoàn thành khóa học tiếp theo ở trường Mỹ thuật New York, Paco Pomet có cơ hội đưa tác phẩm của mình tiếp cận nhiều hơn với công chúng Mỹ và châu Âu.
Thoạt nhìn, những bức tranh của Paco Pomet là bản sao hoàn hảo của các hình ảnh cổ điển, từ cảnh chụp cuộc nội chiến Tây Ban Nha, chụp lại từ các bộ phim khoa học viễn tưởng, đến 60 bức ảnh chụp hình ảnh văn phòng.
Tuy nhiên, xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ thấy một điều gì đó "khác thường" ở mỗi bức tranh. Một vài chi tiết đã được thay đổi hay thêm thắt khiến mỗi bức tranh trở nên có hồn và đầy sức "cảm".
Sự nhầm lẫn khái niệm
Trong quá khứ, chủ nghĩa siêu thực đã đạt đến tột đỉnh của thành công. Trong thời hiện đại, họa sĩ Paco Pomet là người đưa công việc sáng tác hội họa siêu thực trở thành một công việc hết sức "lạ lùng". Có thể vì "lạ lùng" nên chủ nghĩa siêu thực trong hội họa có lúc bị người thưởng ngoạn "đánh đồng" với yếu tố "dị".
Không thể phủ nhận thực tế đã có lúc hội họa siêu thực nhận được ánh nhìn kỳ thị bởi nó khác thường. Trong lịch sử phát triển mỹ thuật, khái niệm siêu thực là vấn đề khiến nhiều thế hệ họa sĩ phải trăn trở.
Thậm chí đến nay, mối quan hệ của chủ nghĩa siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại.
Bởi các bậc đại tài trong lịch sử hội họa cũng chưa thể tìm ra một khái niệm đủ đầy và chính xác nhất về hội họa siêu thực nên những ai theo đuổi dòng tranh này đều sáng tác theo cách hiểu và cảm nhận của riêng họ.
Còn đối với người thưởng ngoạn, tác phẩm hội họa nào có nội dung phi thực tế đều được hiểu là hội họa siêu thực! Thậm chí tại Việt Nam, giới trẻ yêu nghệ thuật lại có cách riêng để đón nhận hội họa siêu thực. Đối với họ, tranh siêu thực là một cách gọi khác của tranh... truyền thần.
Đúng ra thì giới họa sĩ Việt chưa có ai (hoặc có nhưng chưa được biết đến) theo đuổi hội họa siêu thực. Vì vậy, thời gian gần đây họ khá tò mò và thích thú với mảng nghệ thuật này, hầu hết những gì họ "thu lượm" được là hình ảnh về hội họa siêu thực từ khắp nơi trên thế giới được chia sẻ trên Internet.
Giới trẻ Việt gần đây rất hứng thú với trào lưu tranh vẽ y hệt đồ vật thật. Họ còn tò mò về kỹ thuật để tạo ra những bức tranh y như thật đó, rồi đặt ra loạt câu hỏi: Tại sao người họa sĩ có thể đánh lừa thị giác người xem bằng những hình ảnh khó phân biệt thật giả? Xem ra, mảng hội họa siêu thực tại Việt Nam còn khá xa vời với cả giới nghệ thuật lẫn người thưởng ngoạn.
Tại Việt Nam, hiếm khi thấy những dấu hiệu siêu thực xuất hiện tại các cuộc triển lãm hội họa. Dường như giới họa sĩ "ngại" đụng chạm đến mảng nghệ thuật này, còn người thưởng ngoạn, vì không có sự định hướng nên mỗi người một quan niệm riêng về siêu thực, thậm chí còn "đánh đồng" tranh siêu thực với tranh truyền thần. Liệu khái niệm hội họa siêu thực có được đề cập đến trong giáo án tại các trường đào tạo mỹ thuật tại Việt Nam hay không?
Câu trả lời có lẽ là "có"! Tuy nhiên, có lẽ khái niệm này chỉ được đề cập thoáng qua trong quá trình tìm hiểu về lịch sử mỹ thuật thế giới, sinh viên cũng chỉ được tiếp cận hội họa siêu thực qua lý thuyết, chứ không được thực hành, nói gì đến chuyện sau này họ sẽ sáng tác tranh siêu thực! Suy cho cùng, để chinh phục "đỉnh cao" này, hội họa Việt Nam sẽ phải phấn đấu nhiều.
Nhận diện tranh siêu thực
Giới họa sĩ Việt chưa có ai (hoặc có nhưng chưa được biết đến) theo đuổi hội họa siêu thực.
|
Tuy nhiên có hai khác biệt quan trọng: thế giới vô thức không phải là bất khả biểu thị, khi làm như vậy siêu thực vẫn tuân theo các nguyên tắc của hội hoạ hiện đại, tức thị hiếu thẩm mỹ dựa trên khoái cảm và sự an ủi trong người thưởng ngoạn.
Mặt khác, nếu như thẩm mỹ cổ điển đã bị "mất hút" trong hiện đại và hậu hiện đại, các ý tưởng và phương pháp của siêu thực vẫn có đất sống và tiếp tục sinh sôi trong hậu hiện đại, bởi siêu thực đã cho thấy sự ràng buộc giữa trật tự và hỗn độn: trật tự sinh ra hỗn độn và trật tự cũng sinh ra từ hỗn độn.
Trật tự hiện hữu cả bên ngoài địa hạt của logic thông thường, nơi các các quan niệm của ý thức không còn đất sống. Cả hai thứ trật tự thông thường và trật tự bất thường đều có thể được khám phá nhờ trực giác của vô thức.
Kết quả cuối cùng cho chúng ta một hình dung đầy đủ hơn về cấu trúc của thế giới trong tư duy con người. Nghệ thuật vì vậy không đơn thuần là việc bắt chước tự nhiên như trong quan niệm của Plato và Aristotle, mà bên cạnh khoa học, nó còn là một quá trình khám phá và nhận thức thế giới.
Để khái niệm "siêu thực" trở nên hài hòa hơn với đời sống nghệ thuật hiện đại, nhiều họa sĩ trẻ đã có những sáng tạo nhằm giúp người thưởng ngoạn đến gần hơn với hội họa siêu thực. Tranh siêu thực lấy cảm hứng từ ảnh cổ điển cũng là mảng nghệ thuật đáng chú ý.
Paco Pomet là một trong những họa sĩ đi đầu xu hướng này. Kể từ giữa những năm 1990, họa sĩ trẻ sinh năm 1970, hiện sống và làm việc ở Granada (Tây Ban Nha), sau khi tốt nghiệp Đại học Granada, đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo để có thể cho ra mắt những bức tranh siêu thực trên cả tuyệt vời.
Hoàn thành khóa học tiếp theo ở trường Mỹ thuật New York, Paco Pomet có cơ hội đưa tác phẩm của mình tiếp cận nhiều hơn với công chúng Mỹ và châu Âu.
Thoạt nhìn, những bức tranh của Paco Pomet là bản sao hoàn hảo của các hình ảnh cổ điển, từ cảnh chụp cuộc nội chiến Tây Ban Nha, chụp lại từ các bộ phim khoa học viễn tưởng, đến 60 bức ảnh chụp hình ảnh văn phòng.
Tuy nhiên, xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ thấy một điều gì đó "khác thường" ở mỗi bức tranh. Một vài chi tiết đã được thay đổi hay thêm thắt khiến mỗi bức tranh trở nên có hồn và đầy sức "cảm".
Sự nhầm lẫn khái niệm
Trong quá khứ, chủ nghĩa siêu thực đã đạt đến tột đỉnh của thành công. Trong thời hiện đại, họa sĩ Paco Pomet là người đưa công việc sáng tác hội họa siêu thực trở thành một công việc hết sức "lạ lùng". Có thể vì "lạ lùng" nên chủ nghĩa siêu thực trong hội họa có lúc bị người thưởng ngoạn "đánh đồng" với yếu tố "dị".
Không thể phủ nhận thực tế đã có lúc hội họa siêu thực nhận được ánh nhìn kỳ thị bởi nó khác thường. Trong lịch sử phát triển mỹ thuật, khái niệm siêu thực là vấn đề khiến nhiều thế hệ họa sĩ phải trăn trở.
Thậm chí đến nay, mối quan hệ của chủ nghĩa siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại.
Bởi các bậc đại tài trong lịch sử hội họa cũng chưa thể tìm ra một khái niệm đủ đầy và chính xác nhất về hội họa siêu thực nên những ai theo đuổi dòng tranh này đều sáng tác theo cách hiểu và cảm nhận của riêng họ.
Còn đối với người thưởng ngoạn, tác phẩm hội họa nào có nội dung phi thực tế đều được hiểu là hội họa siêu thực! Thậm chí tại Việt Nam, giới trẻ yêu nghệ thuật lại có cách riêng để đón nhận hội họa siêu thực. Đối với họ, tranh siêu thực là một cách gọi khác của tranh... truyền thần.
Đúng ra thì giới họa sĩ Việt chưa có ai (hoặc có nhưng chưa được biết đến) theo đuổi hội họa siêu thực. Vì vậy, thời gian gần đây họ khá tò mò và thích thú với mảng nghệ thuật này, hầu hết những gì họ "thu lượm" được là hình ảnh về hội họa siêu thực từ khắp nơi trên thế giới được chia sẻ trên Internet.
Giới trẻ Việt gần đây rất hứng thú với trào lưu tranh vẽ y hệt đồ vật thật. Họ còn tò mò về kỹ thuật để tạo ra những bức tranh y như thật đó, rồi đặt ra loạt câu hỏi: Tại sao người họa sĩ có thể đánh lừa thị giác người xem bằng những hình ảnh khó phân biệt thật giả? Xem ra, mảng hội họa siêu thực tại Việt Nam còn khá xa vời với cả giới nghệ thuật lẫn người thưởng ngoạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét