Có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tiếp xúc sớm với mỹ thuật
có tư duy logic, toán học, ngôn ngữ rất tốt, khả năng lập luận, so sánh và
trình bày khá thuyết phục so với những trẻ ít hoặc không tiếp xúc với mỹ thuật
sớm và rèn luyện thường xuyên.
Khi học bộ môn Mỹ thuật, trẻ em có dịp tiếp xúc, phát
triển kỹ năng sử dụng và kết hợp với nhiều loại dụng cụ khác nhau như chì màu,
sáp dầu, phấn, kéo, dao nhựa, khuôn, con dấu, dây…
Ở đây, các dụng cụ khác nhau cho phép các bé hoạt động không
chỉ cổ tay như khi viết bằng bút, phấn mà trẻ có thể linh hoạt sử dụng cơ thể
để sử dụng các công cụ đó bằng cả 2 tay, 2 chân, miệng,…(chưa kể toàn thân trong
các giờ thiết kế thời trang).
Và các dụng cụ của bộ môn khác các bé cũng có thể sử dụng khi sáng tạo. Ví dụ
như khi ta thấy trẻ vẽ và chơi với các đồ chơi trên cát. Khi lớn hơn, người
giáo viên Mỹ thuật có thể thông qua lợi ích này để
dạy cho trẻ biết gõ đúng cửa nhờ đúng người.
Khi sử dụng nhiều dụng cụ như vậy, tất yếu là các bé sẽ sử dụng nhiều loại chất
liệu, thấy được các tính chất, cái hay-dở của các loại chất liệu.
Nhưng, quan trọng hơn cả là khả năng phân tích sự
khác nhau, sự phù hợp của các loại chất liệu, dụng cụ để kết hợp chúng với
nhau. Đây cũng là tiền đề của việc dám nghĩ dám làm, tư tưởng dám kết hợp sự
phù hợp-không phù hợp, các mặt lợi-hại của chất liệu (kỹ năng này phát triển
rất tốt ở trẻ em lứa tuổi lớp 4 trở lên).
Hội họa mang lại nhiều lợi ích cho trẻ |
Và khi trẻ lớn hơn, đây cũng là một kỹ năng mà người giáo viên có thể hướng dẫn
trẻ khi trẻ hoạt động nhóm, lãnh đạo nhóm( teamwork, teamleader).
Khi học Mỹ thuật, trẻ em sẽ hình thành kỹ năng phản
ánh, chuyển hóa (sau khi liên kết các tính chất, hình ảnh,…) các hình ảnh hiện
thực thành các hình tượng, biểu tượng trong não, từ đó thể hiện qua tác
phẩm.
Chắc trong chúng ta, ai có con hay đã qua nói chuyện, giảng
dạy trẻ em thì cũng đã nghe những câu hỏi, nhận xét ngô nghê như: “Cái cây
chuối đó giống bàn tay quá”, “Sao máy bay có hình dáng giống con cá heo, con cá
heo đâu có biết bay”, “con nặn cái này dài-ngắn hơn đó thầy”…
Ở trong cùng một sự vật, sự việc, trẻ có thể thực nghiệm cả
hai, ba hay thậm chí nhiều hơn các tính chất của sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ
như: cá voi sẽ có con màu đỏ, xanh, vàng,… và màu nào sẽ đẹp khi vẽ trong bức
tranh này, không bắt buộc phải là con cá voi xanh.
Mỹ thuật là phán đoán và trải nghiệm của
trẻ chứ không phải là phạm trù mà các quy tắc của hiện thực, người lớn chiếm ưu
thế (tuy nhiên, điều này không đúng với các giáo viên giảng dạy áp đặt).
Từ đó, bé rộng mở lòng mình hơn, chấp nhận có nhiều hơn một
câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống thực tế. Ví dụ như khi chúng ta hỏi
một bé biết quan sát, so sánh và không bị áp đặt từ trước bởi định kiến của
người lớn, xã hội (dạy trước chữ O, số 0) về một hình tròn, chúng ta sẽ có
những câu trả lời thú vị như: ông mặt trời mà thiếu nắng, đồng hồ, vòng
tròn,…tất nhiên người lớn phải hỏi bé liên tục“Gì nữa con?”.
Lợi ích tiếp theo, rất quan trọng cho bất cứ ai trong chúng
ta chứ không chỉ với trẻ em, đó là khả năng chấp nhận thay đổi mục đích ban
đầu, có khả năng thay đổi mục tiêu của mình. Ở đây, không phải là thấy mục tiêu
xa quá thì bỏ đi, mà là khi đến một ngã rẽ, có mục tiêu tích cực thì ta thay
đổi theo hướng tích cực.
Học vẽ đang được trẻ em rất yêu thích |
Và mục tiêu tích cực đó là kết quả từ việc tư duy và thực
nghiệm của trẻ trong quá trình đi đến mục tiêu ban đầu (dù mục tiêu ban đầu có
đạt hay không). Một ví dụ khác, trẻ định vẽ con cá voi màu xanh nhưng thấy cá
voi màu tím hợp hơn thì dùng màu tím. Hay như các phát minh tình cờ của nhân
loại cũng vậy, tất nhiên là ở một tầm cao hơn hẳn nhưng vẫn là chấp nhận việc
thay đổi mục đích.
Qua những thông tin thiết thực trên, nếu trẻ yêu thích hội
họa bố mẹ hay cho con đi học ngay nhé, Nét Ngộ đang khai giảng các lớp học vẽ tại các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú, quận
2, 9, 12 TP HCM.
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Website: www.netngo.edu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét