Vẽ tranh bằng màu nước là một
bước phát triển của các bạn nhỏ so với tranh màu sáp và màu dạ. Màu nước đòi
hỏi nhiều hơn đến sự tính toán và phát triển màu sắc trong một bức tranh đẹp.
Bài viết dưới đây, họa sỹ Anh Giang – họa sỹ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực vẽ tranh màu nước sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng màu nước.
Đặc điểm:
+ Tan
trong nước, không có cặn và trong suốt, được tinh chế từ màu bột. Khi vẽ,
sử dụng nhiều cách nhằm đạt được mục đích trong trẻo và mềm mại.
+ Là một
chất liệu cơ bản của hội họa.
+ Có thể
vẽ lên được nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, vải, gỗ…
Cách sử dụng:
+ Cách sử dụng màu nước trong bước đầu tiên đó là pha loãng
màu với nhiều nước, tuyệt đối không vẽ màu đặc như màu bột. Dùng cách
chồng màu từ nhạt lên đậm để giữ được sự trong trẻo của màu.
+
Có hai cách pha màu được áp dụng cho các họa sỹ chuyên nghiệp và cả những người
mới học vẽ màu
nước. Cách thứ nhất là chồng màu, tức là tô màu gốc trước. Ví
dụ: Trái cam chín có màu cam thì tô màu vàng trước, rồi tô chồng màu đỏ
lên sẽ cho ra màu cam. Cách thứ hai là pha sẵn màu cam trên đĩa pha màu
rồi tô vào hình.
+ Không
dùng màu trắng để pha trộn với màu khác như ở bột màu. Chỉ những khi thật
cần thiết như sửa “gọt” ở những chỗ vẽ bị hỏng, bẩn hoặc đã lỡ không đạt
yêu cầu về độ sáng… Nên giữ màu trắng ở đây là chừa lại nền trắng của giấy
vẽ.
+ Cuối
cùng là nhấn đậm và làm nhòe, mờ những chỗ cần thiết.
Những
thuộc tính cơ bản của màu nước đó là tính trong suốt và nhẹ nhàng, cũng như
tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Những thuộc tính ấy của nó
là do luôn luôn đặt các lớp màu mỏng lên giấy và vì thế các lớp màu đó trở nên
trong suốt đối với những tia sáng xuyên qua. Ánh sáng phản chiếu từ nền giấy
trắng sau khi nhuốm một thứ màu thuần khiết sẽ dội về mặt ta một cảm giác màu
sắc với độ thuần khiết và cường độ của nó mà không bị hỗn loạn.
Sự
khác nhau chỉ là do một lớp màu nào đó có độ màu bảo hòa nhiều hay ít mà thôi.
Những thuộc tính kỹ thuật của màu nước đã tạo ra cho nó một đặc điểm riêng và
một sự hấp dẫn về những âm hưởng màu sắc. Một lớp màu tô đậm khi đang ướt thì
sáng rõ, mạnh mẽ, nhưng khi khô đi thì sẽ mờ đục, héo úa, nhìn bạc và bẩn.
* Trộn lẫn
một màu trong suốt với một chất màu không trong suốt sẽ tạo ra một thứ màu tái
nhợt sau khi khô.
* Trộn lẫn
các chất màu trong suốt, ta thu được một hỗn hợp màu trong suốt.
* Trộn lẫn
các chất màu không trong suốt, sẽ cho ra hỗn hợp cùng loại, chỉ kém những hổn
hợp các chất màu trong suốt ở độ bảo hòa.
Cách sử dụng màu nước đúng nhất là khi
pha màu không nên dùng nhiều chất màu, cần tạo bằng ba màu trở xuống. Khi muốn
có một màu sắc mạnh và bảo hòa cũng cần đến những chất màu có một độ màu mạnh.
Còn khi tạo ra những màu không bảo hòa, người ta thường dùng những chất màu hổn
hợp có một độ bảo hòa yếu hơn, chẳng hạn dùng màu đất hoặc thêm một chút màu
không trong suốt (nâu hoặc đen) vào một chất màu bảo hòa trong suốt. Nên ghi
ngay những tương phản chủ yếu trong đối tượng vẽ. Nền trắng trên giấy cũng đóng
vai trò màu trắng, khi cần phải giữ lại một vài chổ giấy trắng. Giấy trắng sáng
có thể dội lên như một màu sắc có sắc thái ấm hoặc lạnh, thích hợp trong sự
tương phản với chung quanh.
Nguồn Sưu tầm.