Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

CÁCH DẠY CON GIÁO DỤC TRẺ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY THÔNG MINH CỦA NGƯỜI NHẬT

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình giáo dục trẻ tiên tiến hiện đại để phát triển tư duy thông minh cho trẻ em như nền giáo dục của Mỹ, Singapo, Canada, Úc… và đặc biệt là Nhật. Sau thế chiến thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản gần như bằng không, họ phải bắt tay xây dựng từ đầu và họ xác định để xây dựng lại nước Nhật Bản phồn thịnh thì phải bắt đầu từ nền giáo dục và giáo dục bắt đầu từ trẻ nhỏ vì vậy họ đã đầu tư trí tuệ và tài chính để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến.
Cách dạy con giáo dục trẻ phương pháp tư duy thông minh của người Nhật để trẻ thông minh, linh hoạt trí óc, chúng ta phải luôn luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy, được tiếp cận với những vấn đề “cận động não”. Trí não nếu không hoạt động sẽ khô cứng như “một cố máy không được dầu bôi trơn”.



“Làm thế nào để tạo được các cơ hội tư duy cho con trẻ” là vấn đề mà Giáo sư Hirakova rất chú tâm nghiên cứu.
Theo Giáo sư Hirakova, bộ não của con người có khả năng rất tuyệt vời mà ngay cả bản thân con người cũng không thể biết hết khả năng của mình, nó mang bên trong mình “những tổ chức tư duy ở dạng nén”. Chẳng hạn, nếu như hôm nay ta gặp một công việc giống như việc hôm qua ta đã thực hiện rất hoàn hảo. Khi đó, không cần tới sự “động não”, hoạt động tư duy, chúng ta sẽ “theo mẫu” của cách làm ngày hôm qua để thực hiện lại công việc mà vẫn thu được kết quả thành công. Mô hình hoạt động của não bộ như vậy được coi là “một tổ chức tư duy dạng nén”. Với vô vàn hoạt động của cuộc sống hằng ngày, có thể thấy não bộ đã lưu giữ rất nhiều “tổ chức tư duy dạng nén” vô cùng hữu ích cho chúng ta. Nếu như không có các tổ chức tư duy dạng nén, với bất kỳ hoạt động nào (từ việc đánh răng, ăn cơm hay các hoạt động phức tạp hơn), chúng ta luôn phải tư duy từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc công việc, tình trạng như vậy chắc chắn sẽ quá tải đối với sức chịu đựng của não bộ. Nhờ các tổ chức tư duy dạng nén, chúng ta không mất quá nhiều tinh lực cho các hoạt động mang tính chất “thói quen”. Trí lực được tập trung để xử trí các sự việc mới, các tình huống lạ. Với cơ chế điều hòa như vậy, chúng ta mới có thể duy trì mọi hoạt động tư duy, mới có thể sáng tạo cao hơn.
Tuy nhiên, cơ chế hình thành các tổ chức tư duy dạng nén cũng tiềm tàng một nguy hại, đó là căn bệnh “làm việc theo quán tính”. Khía cạnh cực đoan của kiểu hoạt động trí não theo thói quen – quán tính chính là đẩy tư duy đến chỗ khô cứng, bị cơ giới hóa và nhiều khả năng đưa tới sự lão hóa của não bộ.
Theo kết quả nghiên cứu tình hình phát triển trí lực của trẻ em từ giai đoạn đầu đến trưởng thành của một nhà tâm lý học người Mỹ, chúng ta được biết sự phát triển trí lực của trẻ từ 0 đến 4 tuổi mang tính chất quyết định nhất đối với cả thời kỳ phát triển trí lực đến năm 18 tuổi. Điều này có nghĩa là chất lượng phát triển trí lực tăng mạnh trong giai đoạn từ 0 đến 4 tuổi, sau đó duy trì tốc độ phát triển tăng dần đến đỉnh điểm ở tuổi 18. Nếu không đạt được bước phát triển mạnh trong thời kỳ từ 0 đến 4 tuổi thì đến năm 18 tuổi, tuy trẻ vẫn đạt được đỉnh điểm của sự phát triển mạnh mẽ của trí lực trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 4 tuổi là hết sức cần thiết. Biện pháp cơ bản lả tạo mọi điều kiện, bằng mọi phương cách đem đến cho trẻ những cơ hội tư duy.
Trước hết, bố mẹ cần giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tư duy, hay nói cách cho trẻ dễ hiểu là dạy cho bé hiểu tầm quan trọng của suy nghĩ, việc “tự động não”. Thay vì ép buộc trẻ học chữ, bố mẹ hãy đặt cho trẻ những mục tiêu cụ thể chẳng hạn, khi biết chữ, con có thể tự đọc truyện, tự xem các tên chương trình trên truyền hình… Trẻ chỉ thực hiện công việc khi đã thực sự nhận thức được mục tiêu của việc cần làm.
Đồ chơi cho bé là những món đồ mà bé có phá hỏng cũng không sao, (tự làm lấy được, hỏng cũng được), hơn là những món đồ chơi đã hoàn chỉnh không thêm sửa gì được nữa, ví dụ như block xếp hình, đó là món đồ chơi tự do sáng tạo. Khi chọn mua đồ chơi xếp hình, nên để tâm chọn nguyên liệu tốt (sờ nhẵn tay, dễ cầm nắm), nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho bé, màu sắc đẹp, hợp vệ sinh (sạch sẽ). Cho bé lấy ngón tay di vào chỗ nước/ sữa bị đổ ra bàn, vẽ thành hình, cho bé thấy hình thù thú vị đó.
Thấy bé cầm bút chì viết gì đó, thì bố mẹ nhanh chóng đưa giấy và sáp màu cho bé vẽ tự do. Không nên đưa một lúc cả hộp sáp màu cho bé, mỗi lần chỉ nên đưa 1,2 màu thôi. Từ 1 tuổi tới 1,5 tuổi, hãy cho bé viết vẽ bằng nhiều loại bút khác nhau : sáp màu, chì màu, bút dạ nét nhỏ, bút dạ nét to. Cho bé hộp bằng bìa các tông lớn, để bé chui vào chui ra cái hộp đó chơi. Có thể bé lấy hộp đó làm ô tô, hoặc tưởng tượng ra đó là ngôi nhà… Từ 1,5 tuổi tới 2 tuổi, dẫn bé tới bồn cát, chơi nghịch cát.
Chơi bằng bùn ướt, cũng là một món đồ chơi rất tốt, tốt hơn cả chơi cát khô. Nặn trứng bằng đất sét, tạo hình tự do, đó là cách học rất tự nhiên. Dắt bé đi chơi, chỉ cho bé quan sát cảnh vật xung quanh, hoa cỏ, cây cối, động vật, nhà cửa, trời mây, trăng sao, xe cộ… Dẫn bé ra công viên chơi xích đu, cầu trượt, các dụng cụ chơi ngoài sân nơi công cộng khác nữa. Cho bé chơi với các bạn.
Chơi xếp hình gỗ tsumiki (các viên gỗ hình lập phương, hình trụ, hình khối bằng gỗ) thật nhiều. Cho bé chai rỗng, lon nhôm rỗng để chơi, bỏ nắp ra, đậy nắp vào, lồng cái nhỏ vào lòng cái to, rất nhiều trò bé nghĩ ra thấy vui. Cành cây, lá rụng, hòn sỏi… đều là nguyên liệu để cho bé chơi rất tốt. Đôi khi thì cho bút lông và mực tàu, bút lông và màu nước để bé vẽ lên giấy. Vẽ gì cũng nên khen chứ không cấm, không chê. Hãy hỏi xem bé vẽ gì, và khen thật nhiều. Từ 2 tuổi tới 3 tuổi, cho bé đọc sách tranh. Đọc 1 cuốn nhưng nhiều lần. Dẫn bé đi chơi sở thú, thủy cung, để xem những con thú, con chim, con cá lạ bình thường không thấy. Cho bé 2 hoặc 3 tuýp màu và tờ giấy khổ lớn A3 để bé vẽ tranh lên đó. Màu là bé tự ý pha trộn. Màu dây ra tay chân, áo quần cũng không sao. Mặt khác, cũng cho bé tự do viết vẽ bằng bút chì và sáp màu. Bé vẽ xong, hỏi xem bé vẽ gì, và khen thật nhiều.
Cho bé vẽ cùng 1 chủ đề, nhiều lần. Dần dần, bé sẽ vẽ quen tay hơn, ra nhà có hình nhà, người là người, xe là xe. Khi cho bé tập vẽ, tuyệt nhiên không được chỉ đạo là vẽ thế này hay vẽ thế kia. Chỉ đạo như vậy có nghĩa là ngắt bỏ cái mầm sáng tạo trong bé đi, tranh của bé không sinh động nữa.
Phạm vi vẽ lần tiếp theo nên ngày càng mở rộng ra hơn và theo các đề tài cụ thể như là đề tài về gia đình, tranh phong cảnh, hoa lá cành… Trẻ em, nên mỗi tuần lại vẽ tranh một lần. Tuyệt nhiên không chỉ đạo, chỉ vẽ theo trí tưởng tượng của trẻ. Chỉ 1 hoặc 2 tháng sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ. Nếu huấn luyện cho trẻ vẽ tự do như vậy đến khi 3 tuổi, đến 4 tuổi là hình thành khả năng kết cấu, hơn nữa, có khi sẽ có những tác phẩm hết sức sáng tạo chỉ có ở trẻ nhỏ.
Như vậy, trong việc giáo dục trẻ em, điều đáng chú ý ban đầu là vấn đề tốc độ phát triển của các năng lực (không phải ở vấn đề trí tuệ của mỗi đứa trẻ có phẩm chất thông minh hay không) Đối với con nhỏ, bố mẹ nên hiểu rằng không có cái gọi là “sự thích hợp về thời gian” bắt đầu dạy cho con cái học hành một kiến thức nào đó. Điều quan trọng là trẻ có hứng thú hay không với kiến thức được học. Khi trẻ yêu thích và hứng thú, đó là lúc bắt đầu tốt nhất của sự học tập. Bạn có thể lựa chọn cách dạy con giáo dục trẻ phương pháp tư duy thông minh của người Nhậtcó nhiều phương pháp để thúc đẩy tư duy thông minh của trẻ nhưng phương pháp dạy học và dạy tư duy cho trẻ của người Nhật đã được các nước có nền giáo dục phát triển công nhận và bạn có lý do nào không lựa chọn?


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618