Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

TRUNG TÂM DẠY VẼ DÀNH CHO THIẾU NHI TẠI TP.HCM

Tranh vẽ chính là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ. Chúng ta thấy rằng tất cả các bé đều biết vẽ trước khi biết viết, biết hát trước khi biết nói. Và thực tế khi ngôn ngữ chưa được hoàn thiện thì vẽ tranh chính là cách biểu đạt tốt nhất về những suy nghĩ, nhìn nhận của trẻ về thế giới xung quanh qua những nét vẽ ngoệch ngoạc đáng yêu. 

TRANH PHONG CẢNH QUA NHIỀU THẾ KỈ

Thời trung đại, người ta thường không nghĩ rằng riêng bản thân phong cảnh có thể tạo nên một bức tranh đẹp. Khi vẽ, các họa sĩ chỉ dùng phong cảnh làm nền cho các tích truyện. Đôi khi cảnh trong tranh chỉ là vài tảng đá – một cuốn cẩm nang hội họa thế kỉ 14 thậm chí còn khuyên các nghệ sĩ nên thu thập mẫu đá. Nhưng sang thế kỉ 16-17, điều đó bắt đầu thay đổi.

tranh-phong-canh-doart-1
Thánh John Baptist náu mình trong sa mạc (Saint John the Baptist Retiring to the Desert, Giovanni di Paolo; màu keo trứng trên gỗ dương, 31x39cm. Cảnh vật trong bức tranh vẽ từ thế kr 15 này vốn là bối cảnh của một tích trong Kinh thánh, không tả thực cho lắm. Dãy núi càng ở xa càng nhỏ lại, nhưng hình ảnh Thánh John vẫn giữ nguyên kích cỡ, để bảo đảm hình ảnh ngài thu hút toàn bộ sự chú ý.

Xếp theo luật xa gần

Sang thế kỉ 16, các nghệ sĩ đã có những phát hiện mang tính đột phá về luật phối cảnh – tạo điều kiện cho họ diễn tả không gian chính xác hơn. Điều này cũng có nghĩa là họ có thể sáng tạo cảnh vật thật hơn. Dần dần, các họa sĩ bắt đầu vẽ những bức tranh mà phong cảnh còn quan trọng hơn con người, thậm chí không còn sự hiện diện của con người nữa. Đến thế kỉ thứ 17, tranh phong cảnh thuần túy trở nên phổ biến. Một lượng lớn tranh phong cảnh ra đời vào thời kì này, đặc biệt là ở miền bắc Châu Âu, từ cảnh đồng quê, trong tưởng tượng đến cảnh đặc tả chi tiết khung cảnh thật, giống bức tranh miền quê dưới đây.
Cảnh thu với góc nhìn từ pháo đài Het Steen (An Autumn Landscape with a View of Het Steen, 1636) của nghệ sĩ xứ Flanders Peter Paul Rubens; sơn dầu trên gỗ sồi, 131x229cm. Vào những năm 1600, các họa sĩ rầm rộ vẽ tranh phong cảnh, đặc biệt là cảnh miền bắc châu Âu, như bức họa này. Tranh vẽ đồng quê gần nhà Rubens tại vùng Flanders (nay thuộc Bỉ).

Mang ra ngoài trời

Ban đầu, các họa sĩ tranh phong cảnh thường không vẽ ngay tại chỗ. Họ sẽ vẽ phác ngoài trời trước, sau đó mới trở về xưởng vẽ và hoàn thiện bức tranh. Nhưng từ giữa thế kỉ 19 bắt đầu xuất hiện trào lưu vẽ tranh ngay giữa không gian mở. Lấy cảm hứng từ sự biến đổi kì diệu của ánh sáng và thời tiết, nhiều nghệ sĩ thời này muốn vẽ phong cảnh trực tiếp ngoài thiên nhiên. 

tranh-phong-canh-doart-3
Ao súng (The Water Lily Pond, 1899) của Claude Monet; sơn dầu trên toan, 88x93cm. Hãy quan sát những tia nắng mặt trời nhảy múa trên lá, các bông súng và ánh trên thành cầu. Monet đã vẽ lại khung cảnh khu vườn sau nhà mình tại thị trấn Giverny, miền bắc nước Pháp. Bức tranh thể hiện một thế giới êm đềm và bình yên, xa khỏi những cuộc nổi dậy và chiến tranh đang diễn ra lúc bấy giờ. Thậm chí, sau khi thế chiến 1 xảy ra, các đoàn quân vội vã hành quân qua khu vườn, Monet vẫn chỉ say sưa vẽ những bông súng.

Góc nhìn riêng

Qua nhiều thế kỉ, khung cảnh thay đổi liên tục và cách nghệ sĩ tiếp cận với phong cảnh cũng biến đổi nhiều như thế. Đặc biệt, trong một trăm năm ừa qua, đã có vô vàn cách thể hiện khác nhau, từ cách nhìn cảnh quan thành phố gây sửng sốt của các nghệ sĩ Lập thể và góc nhìn đô thị man mác buồn trong tranh của Edward Hopper cho đến các tác phẩm nghệ thuật Thực địa. Ở đó, các nghệ sĩ đã sáng tạo với đối tượng là chính cảnh quan, sử dụng đất, đá và các vật liệu tự nhiên khác để sáng tác nên những tác phẩm lấy cảm hứng từ khung cảnh xung quanh, thậm chí, có trường hợp, bản thân tác phẩm cũng là một phần trong tổng thể khung cảnh đó.

tranh-phong-canh-4
Tuyến đường 6, Eastham (Route 6, Eastham, 1941) của Edward Hopper; sơn dầu trên toan, 71x97cm. Bức tranh gần như ảnh chụp, nhưng đầy cảm xúc. Cảnh vật trong tranh cô liêu, không một bóng người,chỉ là những ngôi nhà nhìn từ một phía của con đường dài qua con mắt của ai đó vừa đi ngang qua.

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins
Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Con giáp “Tuất” trong hội họa Việt Nam

Mặc dù con giáp “Tuất” được cho là ít xuất hiện trong hội họa, nhưng không hẹn mà gặp, rất nhiều bức tranh hội ngộ trong triển lãm “Tranh Tết Mậu Tuất 2018” lại được các họa sĩ cùng vẽ về con giáp Tuất.

Con giáp Tuất ít xuất hiện trong hội họa
Theo họa sĩ – nhà nghiên cứu hội họa Phan Cẩm Thượng, trong số 12 con giáp thì con giáp “Tuất”  ít được xuất hiện so với các con giáp khác hơn cả. Các con giáp được xuất hiện nhiều nhất trong hội họa gồm: Gà, lợn, ngựa, mèo, dê, hổ, chuột… Họa sĩ cũng cho rằng dường như trong tranh dân gian Việt Nam chưa bao giờ đủ bộ tranh giáp.
Con giáp “Tuất” trong hội họa Việt Nam - ảnh 1Họa sĩ Phan Cẩm Thượng, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và họa sĩ Phạm An Hải (từ trái qua) chia sẻ câu chuyện về con giáp trong hội họa Việt Nam.

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

CHO BÉ HỌC VẼ TRANH Ở ĐÂU TẠI TP.HCM? NHỮNG LỢI ÍCH TỪ HỌC VẼ MANG LẠI.

Hội họa thúc đẩy sự tiếp nhận của trí não tiếp nhận hình ảnh và xử lý nhanh hơn. Vì vậy muốn khám phá tiềm năng của con bạn hãy cho bé học vẽ tranh ngay hôm nay.
Đây là 7 lợi ích tuyệt vời mà việc học vẽ tranh mang lại:


1.  Rèn luyện trí nhớ:
Những bức vẽ của bé thường rất khó hiểu, tuy nhiên nếu bố mẹ để ý kỹ thì sẽ thấy có những chi tiết được vẽ  rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới xung quanh thông qua  bộ nhớ của con. Đây là cách giúp bé rèn luyện khả năng quan sát của mình hàng ngày, trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý đến.

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI VẼ TRANH MÀU NƯỚC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Khi bé học vẽ tranh màu nước các bé thường gặp trục trặc, khiến cho bức ảnh của bé không được như ý muốn và phải vẽ lại từ đầu. Điều này rất dễ làm bé mất hứng thú với việc vẽ tranh màu nước nữa. Vậy đâu là những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến niềm yêu thích của bé?
Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi bé của bạn học vẽ tranh màu nước và cách khắc phục chúng.
1.   Những vết lem:
Những vết lem xấu xí sẽ xuất hiện nếu bạn thấm quá nhiều nước hay màu vào cọ làm màu bị lem ra ngoài đường biên hoặc màu trong cọ đọng quá nhiều khiến màu bị rơi xuống giấy khiến bài vẽ của bạn không đẹp.
-Phương pháp:đầu tiên,bạn chờ cho vết lem khô lại.
 
Tiếp theo,thấm nước vào cọ và chấm nhẹ vào vết lem.(Lưu ý nếu bạn dùng giấy loại mỏng thì nên chấm nhẹ tay nếu không giấy sẽ bj tróc.)Cách này tuy không làm mất hẳn vết lem nhưng cũng sẽ làm chúng mờ đi phần nào và nếu bạn tô màu lên thì sẽ không thấy vết lem đó nữa.
-Nếu như đó chỉ là vết lem nhỏ xíu xiu thì bạn cũng có thể tô chồng luôn màu lên trên ấy,nhớ là tô làm sao để che luôn phần lem mà không làm mất cấu trúc tranh nhé.Kết quả hình ảnh cho một số lỗi thường gặp khi học vẽ màu nước

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Các mẫu tranh dạy bé vẽ theo từng bước siêu dễ

Vẽ máy bay, con chó, con bò,... với bé giờ thật đơn giản nhờ từng bước cụ thể trong tranh.


Xin tặng bé những bức tranh dạy vẽ theo từng bước cực đơn giản để bé tập làm "họa sĩ nhí".
 tranh day be ve theo tung buoc sieu de - 1
Vẽ chú bò xinh xắn bằng 5 bước.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

NGHỆ THUẬT VẼ TRANH SƠN DẦU BẰNG TAY

Thay vì vẽ tranh sơn dầu bằng cọ, có nhiều họa sĩ chọn cách vẽ tranh sơn dầu bằng bay, hoặc có những chủ đề tranh bắt buộc người vẽ phải dùng bay thay cho cọ hay bút lông như truyền thống, đem lại cho chúng ta những bức tranh có vẻ đẹp về màu sắc rất khác lạ.


Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

BẢN VẼ HÈ PHỐ 3D CỦA JULIAN BEEVER

Julian Beever được biết đến trên toàn thế giới vì những bản vẽ độc đáo trên hè phố, đặc biệt hơn là những ảnh ảo 3D của ông được vẽ bằng một sự “méo mó” đặc biệt để tạo ấn tượng về 3D khi nhìn từ một góc cụ thể. 
Julian Beever (sinh năm 1959) là họa sỹ vẽ phấn của Anh, người đã vẽ bản vẽ phấn trắng trompe-l'œil trên bề mặt vỉa hè từ giữa những năm 1990.
Ông sử dụng một kỹ thuật chiếu được gọi là anamorphosis để tạo ảo giác ba chiều khi nhìn từ góc độ chính xác. Nó thường có thể định vị một người trong hình ảnh như thể họ đang tương tác với hiện trường. Anamorphic là một trường phái nghệ thuật phổ biến trong thời kỳ Phục hưng (khoảng đầu thế kỷ 15 cho tới thế kỷ 16). Trong đó, nổi bật nhất chính là mirror anamorphic, các tác phẩm thuộc dạng này cần một chiếc gương hình trụ để người xem có thể chiêm ngưỡng nội dung hoàn chỉnh của chúng. Anamorphic, anamorphosis hay còn được biết với cái tên “nghệ thuật phối cảnh biến dạng” là kỹ thuật vẽ tranh dưới dạng bóp méo hình ảnh, đòi hỏi người xem phải sử dụng các thiết bị đặc biệt hay đứng ở một góc nhìn nhất định mới thấy được tác phẩm hoàn chỉnh. Những người Trung Quốc đã sáng tạo ra Anamorphosis vào thế kỷ 16, nhưng phải sau khi du nhập đến Ý thì nghệ thuật này mới phát triển đến đỉnh cao với những kiệt tác của các nghệ sĩ thời Phục hưng.
"Tôi bắt đầu với thể loại này khi tôi đang đi trên đường phố dành cho người đi bộ ở Brussels, nơi một khu vườn cũ đã bị tháo dỡ và để lại một không gian hình chữ nhật bề bộn với ván lát đường và ngay sau đó, tôi đã lên ý tưởng để chuyển đổi vị trí này thành một hồ bơi ở giữa đường cao. Khi những người đi bộ trên hè phố bị rơi vào khung cảnh ảo giác, họ cảm thấy rất tuyệt. Tôi sớm nhận ra rằng nếu có thể làm nhiều bản vẽ 3D trên vỉa hè, không chỉ giúp cho hè phố được đẹp hơn mà những người đi bộ dường như sẽ có cảm giác phấn khích với nó", Beever nói.
Bản vẽ hè phố 3D của Julian Beever
ban-ve-he-pho-3d-doart-1
ban-ve-he-pho-3d-doart-2
ban-ve-he-pho-3d-doart-3
ban-ve-he-pho-3d-doart-4
ban-ve-he-pho-3d-doart-5
ban-ve-he-pho-3d-doart-6
ban-ve-he-pho-3d-doart-7
ban-ve-he-pho-3d-doart-8
ban-ve-he-pho-3d-doart-9

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Triển lãm tranh màu nước Sắc xuân 2018 của 8 họa sĩ, kiến trúc sư

 Những ngày xuân đã về ngoài ngõ, trong không khí tràn ngập sắc xuân, các họa sỹ, kiến trúc sư yêu màu nước giới thiệu tới người yêu nghệ thuật hơn 40 tác phẩm tranh màu nước trong Triển lãm Sắc xuân 2018.
Triển lãm Sắc xuân 2018 sẽ trưng bày hơn 40 tác phẩm tranh màu nước của 8 tác giả là những họa sỹ và kiến trúc sư: họa sỹ Bùi Duy Khánh, Dương Tôn Quốc Thụy, Đoàn Văn Tới, Nguyễn Văn Toán, Đinh Quang Hải và các kiến trúc sư Nguyễn Việt Ninh, Bùi Thanh Việt Hùng, Chu Quốc Bình.
Triển lãm tranh màu nước Sắc xuân 2018 của 8 họa sĩ, kiến trúc sư - ảnh 1
 Hoa ban - tranh của Bùi Thanh Việt Hùng
Triển lãm khai mạc vào lúc 17g30 ngày 03/02 tới, tại AGOhub 12 Hoà Mã, Hà Nội.
Xuân đến, khởi đầu một năm mới ấm áp. Mùa xuân luôn tràn đầy sức sống, trong tiết trời êm dịu, vẫn còn dư âm của mùa đông se lạnh. Dưới ánh nắng xuân, vạn vật như biến đổi với bao dư vị, màu sắc. Sắc hoa Đào thắm, sắc Mai vàng rực, những cành cây khẳng khiu vương lại chút mùa đông, đâm chồi nảy lộc như những nét chấm phá nhẹ nhàng đẹp như tranh màu nước.
Triển lãm tranh màu nước Sắc xuân 2018 của 8 họa sĩ, kiến trúc sư - ảnh 2
 Tranh của Bùi Duy Khánh
“Sắc xuân 2018”- Triển lãm của nhóm hoạ sỹ, kiến trúc sư, thành viên của VWS (Vietnam Watercolor Society - Cộng đồng màu nước Việt Nam) giới thiệu đến công chúng những tác phẩm mang đầy màu sắc, không khí rộn ràng của mùa xuân.
Với mục tiêu phát triển phong trào nghệ thuật màu nước tại Việt Nam và kết nối với các hiệp hội màu nước quốc tế, Hiệp hội màu nước Việt Nam VWS (Vietnam Watercolor Society) được thành lập. Các hoạt động thường kỳ của VWS bao gồm tổ chức triển lãm, workshop, các tour vẽ, các cuộc thi, trại sáng tác tranh... VWS mong muốn lan tỏa đam mê nghệ thuật màu nước đến với mọi người, các tác phẩm màu nước Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trong cộng đồng màu nước Quốc tế.
Triển lãm tranh màu nước Sắc xuân 2018 của 8 họa sĩ, kiến trúc sư - ảnh 3
 Tranh của họa sỹ Chu Quốc Bình
Bằng chất liệu màu nước, dưới bút pháp của mỗi tác giả, cánh đồng cải hoa vàng, những lối ngõ chân quê, suối nước khe đá hay tiếng sóng vỗ bờ… Tất cả trở nên sống động hơn qua từng nét vẽ và cảm nhận.
Trong thời gian triển lãm cũng sẽ có các hoạt động như các  họa sỹ và kiến trúc sư tham gia triển lãm, trình diễn và thể hiện kỹ năng hội họa, có tour vẽ trực họa tại Hà Nội… khách tham quan cũng sẽ có dịp giao lưu với các họa sỹ, kiến trúc sư có tranh trưng bày lần này.
Triển lãm tranh màu nước Sắc xuân 2018 của 8 họa sĩ, kiến trúc sư - ảnh 4
 Hà Nội chiều đông- Tranh của Dương Tôn Quốc Thụy

Triển lãm Sắc xuân 2018 do cộng đồng các họa sỹ, kiến trúc sư yêu màu nước và AGOhub tổ chức, kéo dài trong 5 ngày, mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 07/02/2018.

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Tranh sơn dầu - Sức sống không ngừng nghỉ

Có lẽ chưa bao giờ nghệ thuật trở nên gần gũi và thân quen với cuộc sống như lúc này. Cũng như âm nhạc, hội họa len lỏi vào từng ngõ ngách, xuất hiện trong mỗi ngôi nhà, thứ hội họa dễ dàng “bắt gặp” nhất trong cuộc sống hàng ngày là tranh sơn dầu.
Thời gian qua, dòng tranh này không ngừng chuyển mình để có thể hòa nhịp với thị hiếu số đông. Chúng ta có thể thấy tranh sơn dầu hiện đại ở bất cứ nơi đâu, miễn là nơi ấy có nhu cầu thưởng thức.

Vì sao tranh sơn dầu sống khỏe?

Không thể phủ nhận tranh sơn dầu là dòng tranh đang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay, một phần vì nó có tính thẩm mỹ cao, nhưng một phần cũng vì dòng tranh này khá phù hợp với phong thủy. Người yêu tranh luôn có sự lựa chọn đúng đắn, họ chọn cho mình những bộ tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Trong những bức tranh đó, họ nhìn ngắm và hiểu được ý nghĩa của nó, rồi họ muốn trưng dụng nó để bài trí cho ngôi nhà của mình.
Tranh sơn dầu hiện đại là dòng tranh đang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay.
Tranh sơn dầu hiện đại là dòng tranh đang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay.
So với những dòng tranh khác, tranh sơn dầu xuất hiện từ rất sớm, phát triển không ngừng và nhanh chóng vươn tới đỉnh cao mới như hiện tại. Những tác phẩm tranh sơn dầu hiện đại khi xuất hiện luôn được công chúng đón nhận và tán thưởng nhiệt tình. Ngày nay, tranh sơn dầu xuất hiện phổ biến và trở thành vật trang trí không thể thiếu trong các căn biệt thự xa hoa, phòng khách mỗi căn hộ, các cơ quan và văn phòng làm việc. Bằng các kỹ thuật tiên tiến, chấm phá đôi chút phá cách, người họa sĩ tài ba luôn biết cách thổi hồn vào mỗi bức họa, khiến nó trở nên sinh động, hấp dẫn đến lạ kỳ. Có thể nói, sáng tạo, nghệ thuật, truyền cảm hứng là những gì dòng tranh sơn dầu hiện đại mang lại cho cuộc sống thường nhật, giá trị sống đích thực được minh họa thông qua hình dáng những nét vẽ tài hoa, màu sắc sinh động và ấn tượng.
Chất liệu để làm nên những tác phẩm sơn dầu hiện đại được pha trộn kỹ lưỡng bởi nhiều thành phần theo tỷ lệ nhất định, tạo ra kết cấu chặt chẽ. Sơn dầu thường dưới dạng bột khô, được nghiền với dầu  lanh, dầu cù túc, dầu óc chó... Khi vẽ lên vải, sơn dầu sẽ phát huy tác dụng, tạo ra được màu sắc chuẩn mực, không thấm nước và có độ che phủ mạnh. Một bức tranh tạo nên từ chất liệu sơn dầu có thể tồn tại tối thiểu 30-40 năm, trong điều kiện bảo quản tốt, môi trường thích hợp có khi lên đến cả trăm năm.
Không đơn thuần chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hay một vật trang trí, mỗi bức vẽ sơn dầu hiện đại còn ẩn chứa triết lý, nét thi vị trong cuộc sống. Những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt, dung dị của cuộc sống hàng ngày lại ý nghĩa và trân quý khi được tái hiện bằng hội họa. Dù ngành hội họa đang khó khăn đến nhường nào thì dòng tranh sơn dầu hiện đại vẫn luôn khẳng định được chỗ đứng của mình trong cuộc sống.

Những dòng tranh sơn dầu được yêu thích nhất hiện nay

Ngày nay, công chúng dễ dàng phân loại các mẫu tranh sơn dầu phổ biến được sử dụng để trang trí. Đầu tiên phải kể đến tranh sơn dầu về các loại hoa. Lâu nay, vẻ đẹp thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất diệt của họa sĩ vẽ tranh sơn dầu và các loài hoa luôn được ưu ái. Mỗi loài mang đến một ý nghĩa khác nhau: sự tinh khiết, cao sang, đáng yêu, cao quý, thiêng liêng... Ngày nay, tranh sơn dầu về các loài hoa được khá nhiều người sành chơi tranh lựa chọn để trang trí cho tổ ấm của mình. Tranh sơn dầu các loài hoa không chỉ thỏa mãn tính thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Bên cạnh tranh sơn dầu các loài hoa, công chúng còn dành sự ưu ái không kém cho dòng tranh sơn dầu chân dung. Dòng tranh này đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, chúng được trưng bày trong những gia đình quý tộc, vua chúa phương Tây và nhiều gia đình khá giả. Tranh sơn dầu chân dung thông thường là những bức tranh khắc họa chân dung gia chủ để hình ảnh của họ có thể tồn tại cùng năm tháng. Đối với dòng tranh này, người xem luôn thấy được cái tâm của họa sĩ, nó thể hiện trên hình ảnh, nét mặt, cảm xúc của nhân vật trong tranh. Mỗi họa sĩ sẽ có cách thể hiện và biểu đạt nghệ thuật của mình một cách riêng biệt, nhưng tất cả đều mang đến một ý nghĩa, đó là khắc họa hình ảnh nhân vật một cách chân thực và sinh động nhất.
Một trong những dòng tranh sơn dầu được yêu thích nhất hiện nay phải kể đến tranh sơn dầu phong thủy. Dòng tranh này kết hợp giữa vẻ đẹp và phong thủy, ngoài việc trang trí, tranh sơn dầu phong thủy còn thể hiện tài lộc, sức khỏe và sự thịnh vượng cho gia chủ. Tùy từng người với tuổi và mệnh khác nhau sẽ phù hợp với từng loại tranh. Khi đã chọn cho mình bức tranh ưng ý, chủ nhà sẽ cảm thấy yên tâm hơn, ngôi nhà cũng trở nên duyên dáng hơn với tác phẩm nghệ thuật này.
Một dòng tranh không thể thiếu trong nhiều gia đình hiện nay chính là tranh sơn dầu làng quê. Có thể nói dòng tranh này đã tái hiện phần nào hình ảnh làng quê Việt Nam khiến nhiều người càng yêu và trân quý nơi mình sinh ra. Những bức tranh sơn dầu phong cảnh quê hương luôn mang lại cảm giác dịu dàng, gần gũi, khiến người thưởng ngoạn luôn cảm thấy bình an, hạnh phúc ngập tràn.
Tùng Lâm

Ấn tượng mỹ thuật Việt

Ngay từ đầu năm mới 2018, thị trường mỹ thuật Việt đã tỏ rõ sự sôi động và chuyển biến mạnh mẽ

Phòng Triển lãm Hàng Bài (TP Hà Nội) vừa kết thúc đợt trưng bày loạt tác phẩm "Sen, đạo và đời" của Hoàng Bạch Diệp - một trong những họa sĩ quan trọng của lứa họa sĩ trưởng thành đầu tiên sau thời kỳ đổi mới. Tại
TP HCM, Craig Thomas Gallery đang và sẽ tiếp tục trưng bày tranh của hàng loạt họa sĩ: Ngô Văn Sắc, Trần Quốc Tuấn, Bùi Thanh Tâm... Không gian mới mẻ của Saigon Domaine (Bình Quới, TP HCM) cũng đang trưng bày loạt tác phẩm gốm của họa sĩ Nguyễn Quốc Chánh...
Cái đẹp phồn thực lộng lẫy
Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới 2018, hàng loạt tên tuổi quan trọng của mỹ thuật Việt đương đại đã xuất hiện, công bố rất nhiều sáng tác mới. Thị trường tranh Việt khẳng định rõ ràng đã bước sang một giai đoạn mới với góc nhìn mỹ thuật, với rất nhiều thay đổi trong cách tạo hình cái đẹp của các họa sĩ cũng như cách công chúng đánh giá cái đẹp trong hội họa.
Ấn tượng mỹ thuật Việt - Ảnh 1.
"Mộng mơ" của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn, vẽ trên lụa
Không còn ở cái thời người mẫu đẹp là phải chuẩn dáng ngồi mong manh của thiếu nữ bên hoa sen, hoa huệ. Tỉ lệ cơ học của thân thể người mẫu giờ đây đã biến hóa khôn lường dưới nét cọ của các họa sĩ.
Ấn tượng mỹ thuật Việt - Ảnh 2.
"Ca sĩ phòng trà" của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn, vẽ trên giấy dó
Trong tranh Hoàng Bạch Diệp, rất nhiều hình ảnh nữ tính thể hiện cái đẹp phồn thực, gần như là khỏa thân. Rất khó tính và chấp nhận vẽ chậm hơn nhiều họa sĩ khác, từ lần triển lãm trước vào tháng 1-2002 ("Giấc mơ xanh", tại Hà Nội Studio), đến nay - sau 16 năm, Hoàng Bạch Diệp mới đến với công chúng trong "Sen, đạo và đời". Họa sĩ cho biết một năm, ông chỉ có thể vẽ vài ba bức, cùng lắm là chục bức tranh. Ông cũng không thể vẽ đến đâu lại bán đến đó. Thế nên, phải tích lũy hơn 10 năm trời, ông mới thấy gia tài của mình đủ để trình làng.
Họa sĩ Hoàng Bạch Diệp cho rằng triển lãm nhiều mà không khác nhau mấy thì cũng chưa hẳn là tốt nên ông cứ kiên định vẽ chậm. Mặc "giông tố" ồn ào với tranh và thị trường, ông không để điều đó ảnh hưởng đến tư duy sáng tác của mình.
Khác với cách công bố tác phẩm của Hoàng Bạch Diệp, họa sĩ Bùi Tiến Tuấn lại gần như năm nào cũng tổ chức triển lãm cá nhân với hàng loạt bộ sưu tập tranh lụa và giấy dó độc đáo. Loạt tranh "Phù phiếm", "Sợi chỉ đỏ" là nơi những phụ nữ gợi cảm, quyến rũ có thể tự hào khoe vẻ đẹp, thời trang và cơ thể.
Vẽ giấy dó nhưng Bùi Tiến Tuấn "chơi" công bút, đi những nét thật mảnh, thật mềm và thật điệu nghệ để miêu tả các chi tiết trong tranh. Nhà phê bình Nguyễn Quân nhận định: "Lụa của Bùi Tiến Tuấn mang lại một âm, một hương, một sắc khác cho tranh lụa đang héo úa ở nước ta".
Trong hàng trăm bức tranh của Bùi Tiến Tuấn, yếu tố nữ tính, cái đẹp đàn bà được phản ánh với đủ mọi kiểu dáng, góc độ nhưng hầu hết đều là phồn thực. Tính ước lệ và tương phản cực cao, phần bụng và mông, đùi của những người đàn bà rất lớn, gần như... đúng với thực tế ngoài đời chứ không phải thắt đáy lưng ong, eo thon, đùi dài.
"Người quê" làm nghệ thuật
Nhiều đồng nghiệp cho rằng Hoàng Bạch Diệp là "người quê" ở giữa phố. "Họ đã nói đúng" - họa sĩ khẳng định. Ông cho biết bản thân sinh ra và lớn lên ở vùng Kinh Bắc, hiểu thấu cuộc sống, thân phận vất vả của người quê, hơn nữa có một thời gian thực sự là "lão nông tri điền".
Họa sĩ Nguyễn Quốc Chánh, người lựa chọn mảnh đất Đồng Nai để sáng tác gốm, cũng là một "người quê" làm nghệ thuật. Từng là một trong những nhà thơ đương đại giữ vai trò tiên phong, khoảng 10 năm gần đây, ông chuyển hướng sang mỹ thuật, chú tâm vào tác phẩm gốm. Bạn bè gọi tác phẩm của Nguyễn Quốc Chánh là "những vần thơ gốm".
Bùi Tiến Tuấn cũng là một kiểu "người quê". Ông sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Xã hội sẽ cởi mở hơn?
Những "người quê" làm nghệ thuật nêu trên cho biết ngày nay, tìm người mẫu để vẽ nude không quá khó như trước kia nhưng tìm người thật sự ưng ý thì không dễ. Hơn nữa, ngay chồng con và người thân của những người mẫu cũng chưa đồng cảm với việc họ đang cống hiến cho nghệ thuật. Vì thế, hầu hết những người mẫu này thường giấu thân phận của mình, bình thường họ vẫn làm việc hành chính trong các cơ quan.
Các họa sĩ cho biết thu nhập của người mẫu nude không cao. Họ cũng không có quá nhiều việc để làm, vì xã hội Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc trong những quan niệm cũ về tranh nude, ảnh nude và nghề làm mẫu nude.
Họa sĩ Hoàng Bạch Diệp nhớ lại: "Hồi học mỹ thuật, chúng tôi phải đợi các lớp bạn nghỉ hè, thầy trò mới dám vẽ khỏa thân. May mắn tìm được sinh viên lớp nhạc làm người mẫu, thế là các cửa sổ phải đóng kín bưng vì sợ người ngoài xem. Lúc đầu, chính cô người mẫu này cũng hơi e thẹn, còn chúng tôi ai cũng thấy hồi hộp, tay cầm cọ run run… Dần già, tình yêu nghệ thuật đã vượt qua tất cả".
Nói về lý do vẽ hàng trăm bức tranh nude hoặc gần như thế, họa sĩ Hoàng Bạch Diệp giải thích: "Hầu hết các tranh tôi vẽ, con người và thiên nhiên sống hòa quyện với nhau. Với tôi, điều ấy rất quan trọng, vì đã hòa quyện bình đẳng thì sao lại có trang phục? Hễ cứ cầm bút vẽ là hình ảnh trần lại xuất hiện. Hơn nữa, tôi quan niệm người tu tâm đạt đến độ sẽ không bị cái lý trói buộc, chẳng còn khoảng cách, trọng lượng, không còn không gian và thời gian…".
Ở Việt Nam hiện nay, không ít người còn nhìn nhận người mẫu khỏa thân và tranh khỏa thân chưa theo đúng như tôn chỉ của nghệ thuật. Tuy nhiên, các họa sĩ đều tin tưởng dần dần, xã hội sẽ nhìn nhận cởi mở hơn. 
Nhái tranh, công khai mang ra nước ngoài triển lãm
Bùi Tiến Tuấn là tên tuổi đang nổi, đồng nghĩa với việc giá tranh của ông cũng cao. Thậm chí, đã bắt đầu xuất hiện những người chủ tâm nghiên cứu vài năm liền để làm nhái tranh Bùi Tiến Tuấn. Mới đây, giới mỹ thuật bức xúc phản ánh việc Nguyễn Tây công khai mang tranh nhái Bùi Tiến Tuấn sang Pháp triển lãm.
Dư luận trong giới mỹ thuật cho rằng việc này đã giết chết sự sáng tạo thực sự của nghệ sĩ. Việc công khai triển lãm tranh nhái khiến nhiều người nhớ lại vụ ồn ào năm 2017, khi ông Vũ Xuân Chung và ông Jean Francois Hubert đưa 17 bức tranh giả về triển lãm tại TP HCM.

Hòa Bình

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

HỌC MỸ THUẬT THIẾU NHI Ở ĐÂU TẠI TP.HCM

Hiện nay nhiều phụ huynh rất quan tâm và cho con học vẽ với mong muốn con phát triển tư duy, sáng tạo và xây dựng cho bé một môi trường nghệ thuật phong phú về đời sống và tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn có một số phụ huynh cho con học chỉ theo phong trào hay lại có suy nghĩ đây là một môn học không quan trọng, tốn thời gian, tiền bạc, thậm chí nhiều phụ huynh còn cấm đoán khi con mình có mong muốn được học.

LẠC VÀO "KHU TẬP THỂ 3D" GIỮA LÒNG HÀ NỘI

Khu tập thể với những bức tường cũ kỹ được các nghệ sĩ kỳ công thổi hồn bằng những chiếc "áo mới" - tranh 3D, với đủ các chủ đề khác nhau. Đó không chỉ là tranh mà còn là những tâm tư được người nghệ sĩ gửi gắm qua từng đường nét nhỏ nhất.

Mê mẩn lạc vào "khu tập thể 3D" giữa lòng Hà Nội - Hình 1

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618