Vẽ tranh nói chung, vẽ phong cảnh nói riêng đều có các quy tắc riêng biệt của nó, muốn có một bức tranh đẹp, tinh tế thì bạn phải hiểu rõ các quy tắc, biết cách quan sát, và chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết để tạo nên phức tranh thật ưng ý.
Muốn vẽ tranh phong cảnh đẹp, trước hết, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những điều sau:
Bạn thích vẽ tranh phong cảnh ở đâu? Bạn sẽ vẽ rừng, vẽ biển, vẽ vườn cây hay chỉ đơn giản là quang cảnh trước sân nhà?
Đến những nơi có phong cảnh đẹp và quan sát xung quanh Quan sát cảnh vật theo hướng ánh sáng chiếu vào, bạn thấy toàn bộ khung cảnh có điều gì thú vị, hay một góc nào đó của khung cảnh có nét đẹp đập vào mắt bạn? Phía nào là đẹp nhất? Liệu bạn có thể thu hết được vẻ đẹp ấy vào tranh vẽ của mình không?
Quan sát kỹ những gì bạn nhìn thấy Sai lầm lớn nhất khi vẽ chính là vẽ cái mà bạn "nghĩ" nó phải như thế, chứ không phải là nó ra sao dưới nét vẽ của bạn. Nếu có thể, chụp một vài tấm ảnh để bạn vẫn có thể vẽ khi trở về nhà. Nếu cần, hãy ghi chú lại những thứ bạn nhìn thấy. Sau này, khi nhìn lại những ghi chép này, bạn sẽ hình dung lại được khung cảnh cũ để vẽ.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ Nhiều người cảm thấy dễ dàng hơn khi dùng bảng vẽ và màu nước khi vẽ ngoài trời, nhưng điều đó tùy thuộc vào bạn. Mua một quyển vẽ phác thảo tốt để lưu lại những nét vẽ bạn đầu của bạn. Bạn có thể vẽ lại bức tranh phong cảnh với kích thước rộng hơn vào lúc khác. Chỉ cần đảm bảo bạn có đầy đủ dụng cụ cần thiết khi vẽ tranh phong cảnh ngoài trời.
Một số quy tắc bố cục tranh phong cảnh
1. Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản. Một điểm nhấn tốt thường có:
Màu mạnh nhất.
Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diễn viên chính.
Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan trọng.
Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.
2. Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương nằm ngang.
3. Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thành tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía giữa bức tranh.
4. Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng là hình uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh
5. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.
6. Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem.
Nguồn: Luyenthikientruc.com
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: Số 15 Đường số 1, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Website: www.netngo.edu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét