Đưa chuyên ngành Mỹ thuật ở bậc đại
học xuống chương trình phổ thông không chỉ gây quá tải kiến thức, tăng biên chế
mà còn tăng gánh nặng ngân sách.
LTS: Bộ Giáo dục và Đào tạo dự
kiến sẽ triển khai chương trình môn Mỹ thuật ở cấp trung học phổ thông.
Trước thông tin này, thầy giáo Nguyễn Nguyên bày tỏ một số băn
khoăn về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Dự thảo chương
trình môn học, điều mà chúng tôi nhận thấy khác biệt lớn nhất là chủ trương đưa
môn Mỹ thuật vào giảng dạy ở cấp trung học phổ thông.
Bởi thực tế, môn
học này lâu nay chỉ dạy hết học kì I của lớp 9.
Việc đưa môn Mỹ
thuật vào cấp học này liệu có phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam khi mà Dự
thảo đưa ra những yêu cầu khá cao nhưng hiện cấp học này gần như chưa có gì kể
cả cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy?
Kiến
thức môn mỹ thuật cấp trung học phổ thông còn nặng hơn chương trình ở đại học
mỹ thuật
Điều chúng tôi
băn khoăn là nội dung học của sinh viên ở đại học ở các trường mỹ thuật chỉ là
những chuyên ngành hẹp thì nội dung ở cấp trung học phổ thông tới đây của môn
học này lại được học rất rộng và yêu cầu khá cao như những sinh viên đại học.
Thực tế, ở trong dự thảo chương trình môn học, ban soạn thảo đã lí
giải ngay phần đầu chương trình cấp học như sau:
“Chương trình môn học Nghệ thuật thị giác
(thuật ngữ mới đầy đủ hơn phát triển từ thuật ngữ Mỹ thuật) cấp trung học phổ
thông được xây dựng thành những học phần chuyên biệt.
Tùy
thuộc vào đặc điểm điều kiện của nhà trường và địa phương cũng như nguyện vọng
của học sinh, nhà trường sẽ lựa chọn 5 trong số 9 học phần là các ngành, nhóm
ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác để đưa vào chương trình giảng
dạy chính thức.
Những
ngành này hiện đang được đào tạo trong chương trình giảng dạy chính thức của hệ
thống các trường đại học cao đẳng Việt Nam” [2].
Vậy là “Những ngành này hiện đang được đào tạo trong
chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống các trường đại học cao đẳng Việt
Nam” đã được đưa xuống cấp Trung học phổ thống trong tương
lai?
Theo dự thảo chương trình môn Mỹ thuật thì học sinh cấp trung học
phổ thông sẽ được học 5 trong 9 học phần đó là:
Hội họa; Đồ họa;
Tranh in; Nhiếp ảnh; Điêu khắc; Thủ công mỹ nghệ; Mỹ thuật công nghiệp; Thiết
kế truyền thông đa phương tiện; Kiến trúc; Lịch sử và phê bình nghệ thuật.
Cấu trúc các học
phần này được lặp lại ở cả 3 năm học qua từng lớp. Nghĩa là năm học nào cũng có
chừng ấy học phần nhưng được nâng cao lên và đi vào chuyên sâu theo từng năm.
Ngoài học 5/9 học
phần như đã trình bày ở trên thì mỗi năm của cấp Trung học phổ thông phải học
thêm 3 chuyên đề với thời lượng là 35 tiết (chiếm ½ thời lượng học môn này) đó
là:
Lớp 10: Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu
1(10 tiết); Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 2 (10 tiết); Chuyên
đề Thực hành vẽ tranh cơ bản 1 (15 tiết)
Lớp 11: Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu
với mẫu 3 (10 tiết); Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 4 (10
tiết); Chuyên đề Thực hành vẽ tranh cơ bản 2 (15 tiết)
Lớp 12: Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu
với mẫu 5 (10 tiết); Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 6 (10
tiết); Chuyên đề Thực hành vẽ tranh cơ bản 3 (15 tiết) [2].
Nhìn vào nội dung môn Mỹ thuật cấp trung học phổ thông, chúng tôi
nghĩ với nội dung như vậy thì giáo viên và học sinh rất khó truyền đạt và lĩnh
hội được nội dung một cách sâu sắc.
Bởi các học phần
này đều nhằm đào tạo cho sinh viên chuyên ngành ở đại học.
Trong khi, sinh
viên chuyên ngành ở cấp đại học cũng chỉ học 1 chuyên ngành trong 4 năm.
Đằng này, một năm
học mà học sinh cấp 3 phải học đến 5 học phần.
Trong khi, biên
chế 70 tiết/ năm học thì có đến 35 tiết học chuyên đề, 35 tiết còn lại học 5
học phần lớn như vậy, bình quân 7 tiết/ học phần, đó là chưa kể kiểm tra các
bài thường xuyên, định kì.
Rõ ràng, ban biên
soạn chương trình môn học đã và đang quá kì vọng vào học sinh mà đưa ra chương
trình cấp phổ thông còn nặng hơn chương trình đào tạo chuyên ngành ở đại học.
Trong khi, môn
học này lại là môn…“tự chọn”?
Ngoài môn học này
thì học sinh còn phải học hàng chục môn học khác, trong đó có những môn bắt
buộc học và bắt buộc thi.
Giáo
viên và cơ sở vật chất sẽ như thế nào?
Vì đây là lần đầu
tiên áp dụng môn Mỹ thuật vào cấp trung học cơ sở nên việc đầu tiên là phải
chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất theo yêu cầu của môn học.
Vì thế, việc đầu tư chỉ riêng môn học này trong thời gian tới chắc
chắn là một khoản kinh phí khổng lồ.
Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: “cấp
Trung học phổ thông, cần phải bổ sung 5400 giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật vì trước
giờ 2 môn này không có trong nội dung giảng dạy của cấp Trung học phổ thông”.
Như vậy, đối với
môn Mỹ thuật trong những năm tới thì ngành giáo dục phải tuyển bổ sung 2700
giáo viên. Nhưng, hiện tại chúng ta chưa có giáo viên cho cấp học này.
Vì thế, Thạc sĩ
Nguyễn Thị Đông - Chủ biên môn Mỹ thuật đã chia sẻ:
“Trước
hết, các cơ sở đào tạo giáo viên mỹ thuật, cần xúc tiến xây dựng chương trình
bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo sau khi được tập huấn, kết hợp với sự chủ động
nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, giáo viên thực hiện giảng dạy được chương
trình.
Trong
thời gian đầu, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường có thể căn
cứ trên nhu cầu lựa chọn của học sinh, điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ
chức dạy học một cách linh hoạt, như mời giáo viên hoặc cho phép học sinh đăng
ký học ở cơ sở đào tạo khác” [1].
Điều này cũng
đồng nghĩa về lâu dài thì ngành giáo dục phải tuyển đủ số lượng và đảm bảo giáo
viên cho mỗi trường.
Tuy nhiên, điều
chúng tôi lo ngại là khi có giáo viên rồi nhưng nếu trường có ít hoặc khối có,
khối không học sinh lựa chọn môn học này thì rõ ràng sẽ lãng phí vô cùng khi
mỗi trường bắt buộc phải có 1 biên chế.
Và, nếu có giáo viên thì liệu 1 giáo viên có thể cáng đáng để dạy
chừng ấy học phần cho học sinh không?
Bởi mục tiêu của ban soạn thảo chương trình hướng tới là định
hướng nghề nghiệp cho học sinh, đi vào chuyên sâu của từng học
phần nên các yêu cầu cho từng học phần được đưa vào những nội dung rất cao.
Về cơ sở vật
chất, ban soạn thảo chương trình cũng đưa ra khá cao, chẳng hạn yêu cầu về
phòng học như sau:
“Đối
với phòng học, các nhà trường cần linh hoạt dành cho các giờ học mỹ thuật có
được phòng học tương đối độc lập với các phòng học khác trong khuôn viên nhà
trường (trong khi chưa có điều kiện xây dựng phòng học mới), nhằm tránh gây sự
ồn ào ảnh hưởng đến lớp/phòng học bên cạnh, đồng thời tạo sự thoải mái, hứng
thú cho học sinh tham gia học tập, sáng tạo (học, thực hành phát triển năng lực
thông qua hoạt động, vận động); cũng như bảo đảm cho việc lưu giữ bài/kết quả
thực hành của học sinh giữa các tiết học được hiệu quả, làm cơ sở để tiếp tục
thực hiện các tiết học sau trong mạch nội dung chủ đề ở giai đoạn giáo dục cơ
bản và mạch nội dung các học phần ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề” [2].
Về “Điều kiện thực hiện chương trình” ban
soạn thảo chương trình đưa ra như sau:
Phòng
học: Nên có phòng dành riêng cho hoạt động mỹ thuật; Đồ dùng, thiết bị dạy học
tối thiểu trong phòng học: Bảng từ để trưng bày kết quả học tập;
Giá
vẽ; bảng vẽ cá nhân; thiết bị lưu giữ kết quả/sản phẩm học tập, sáng tạo, dụng
cụ học tập của từng cá nhân học sinh (giá, tủ…);
Bục
đặt mẫu vẽ có thể điều chỉnh được kích thước chiều cao, chiều rộng khi cần
thiết; bàn ghế học sinh dễ dàng cho việc di chuyển ở các vị trí khác nhau trong
không gian lớp học;
Máy
chiếu Projecter, máy chiếu vật thể, âm ly, máy tính kết nối internet…;
Mẫu
vẽ: Khối cơ bản, tượng đầu người, tượng chân dung, tượng người bán thân, tượng
người toàn thân [2].
Vậy nên, khi các
trường thực hiện môn học mới này mà đầu tư như yêu cầu ban soạn thảo chương
trình môn học thì số tiền đó phải lên tới hàng vài trăm triệu đồng…
Trong khi điều
kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp mà môn nào cũng được xây dựng như vậy thì
kinh phí sẽ lấy đâu ra?
Hơn nữa, như
chúng tôi đã nói ở phần đầu bài viết thì môn học này là môn tự chọn, liệu sẽ có
bao nhiêu học sinh theo môn học này trong mỗi trường mà chúng ta phải đầu tư
những khoản kinh phí lớn như vậy?
Để giải quyết bài
toán nhân sự và cơ sở vật chất cho môn Mỹ thuật ở cấp trung học phổ thông, Thạc
sĩ Nguyễn Thị Đông chia sẻ:
“Các
cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật cần rà soát, điều chỉnh chương trình đào
tạo, đảm bảo có chương trình đào tạo tương thích với chương trình mỹ thuật phổ
thông và kịp thời tuyển sinh cho khóa đào tạo từ năm học 2018- 2019.
Song
song với đó, các địa phương, các nhà trường phổ thông cần quan tâm bố trí phòng
học chuyên biệt và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất khác phù hợp với
đặc thù hoạt động mỹ thuật.
Để
khắc phục việc chưa có phòng học chuyên biệt (giải pháp trước mắt), nhà trường
và giáo viên có thể tạo ra các không gian, hình thức học tập khác nhau dựa trên
điều kiện thực tế; khai thác, vận dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cần có:
Vật
mẫu, họa phẩm, sách báo, tranh ảnh…, đèn chiếu (overhead), máy chiếu
(projector), máy tính kết nối internet… và các nguồn vật liệu sẵn có ở địa
phương để tổ chức dạy học hiệu quả” [1].
Khi chúng tôi
viết những dòng chữ này, có lẽ ban soạn thảo chương trình môn học cũng đang
chuẩn bị cho việc thẩm định dự thảo chương trình môn học.
Một điều mà chúng
tôi thấy rằng môn học này có rất ít có ý kiến góp ý nên có lẽ dự thảo sẽ cơ bản
được thông qua.
Nhưng, liệu khi
áp dụng thì những kì vọng của ban soạn thảo chương trình môn học có đạt được và
các trường có đáp ứng được yêu cầu môn học mà ban soạn thảo chương trình đề ra
hay không là điều mà chúng tôi trăn trở nhất.
Bởi thực tế mà
chúng tôi đang quan sát quá trình giảng dạy môn học này ở cấp tiểu học, trung
học cơ sở cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng về sự phát triển các
ngành học có liên quan đến Mỹ thuật trong những năm qua thì chúng tôi… còn
nhiều băn khoăn lắm!
Theo http://giaoduc.net.vn