Rèn luyện tính kiên nhẫn, óc tưởng tượng, óc phán đoán đặc
biệt là tư duy logic, tư duy sáng tạo, rất tốt cho sự phát
triển trí lực của trẻ,... Đó là những lợi
ích từ việc cho trẻ học vẽ ngay từ
bé. Vậy làm sao để bồi dưỡng khả năng vẽ tranh cho bé?
Hội họa và sự phát triển trí lực của trẻ
Thông qua vẽ tranh trẻ có thể bộc lộ niềm vui, cảm xúc
và suy nghĩ của mình, qua
đó cũng giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, óc tưởng tượng, óc phán đoán đặc
biệt là tư duy logic, tư duy sáng tạo… rất tốt cho sự phát triển trí lực của
trẻ.
Màu sắc trong vẽ tranh có ảnh hưởng
gì đến sự phát triển của trẻ?
Những trẻ lớn lên trong môi trường tiếp xúc nhiều với màu
vàng, màu xanh lá cây hay xanh da trời thường có chỉ số IQ cao hơn so với những
trẻ khác. Ngược lại, với những trẻ được tiếp xúc nhiều với những gam màu tối dễ bị ức chế về tình cảm và chỉ số IQ thường thấp hơn hẳn, thậm chí kém hơn mức
bình thường. Vì thế màu sắc có mối liên quan mật
thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ.
Nên bắt đầu bồi dưỡng khả năng vẽ tranh cho trẻ từ khi nào?
Cho bé học vẽ sẽ mang lại cho bé nhiều niềm vui và cơ hội phát triển
bản thân rất tốt ngay từ khi còn nhỏ. Học vẽ tranh dạy cho trẻ biết ước mơ, tăng
cường khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú. Từ khi chào đời bé
đã có thể phân biệt màu sắc và thể hiện sự thích thú đối với những màu mình yêu
thích. Trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể cho trẻ tham gia vào các lớp học vẽ và tô màu. Được thầy giáo
hướng dẫn khi đã quen dần với cách vẽ thì trẻ có thể tự thể hiện khả năng bản
thân cũng như thỏa sức sáng tạo cho từng bức tranh của bé.
Giúp trẻ nuôi dưỡng khả năng hội họa.
Khi dạy trẻ học vẽ tranh cần hướng
dẫn, phụ đạo cho trẻ, giúp trẻ thể hiện chính xác hơn những gì trẻ quan sát
thấy trong bức tranh của mình. Làm như vậy sẽ thúc đẩy óc sáng tạo và trí tưởng
tượng của trẻ.
Có thể đưa
cho trẻ những bức tranh đang vẽ dở: nửa hình tròn, đường cong hình
bán nguyệt, ô vuông, tam giác… Từ những họa tiết đó, trẻ vẽ tiếp để
thành một bức tranh hoàn chỉnh và đặt tên cho bức tranh. Sau đó, cha mẹ
trò chuyện với con về nội dung bức tranh, giúp con mở rộng nhận thức,
phát triển khả năng tư duy logic, tư duy đối thoại, ngôn ngữ…
Cho dù chỉ
là một đứa trẻ mầm non thích vẽ nguệch ngoạc hay một mầm non nghệ thuật tương
lai thì bé cũng đều nhạy cảm trước những lời chỉ trích và thích được khen. Nếu
con bạn hỏi, “Mẹ có thích bức vẽ của con không?” hãy hỏi lại bé rằng ,“Vậy con
có thích nó không?” Thông thường đứa trẻ nào cũng thích những gì do chính mình
làm ra, bạn hãy nhắc cho con nhớ rằng chính bé là người quan trọng nhất mà bé
cần làm hài lòng.Cha mẹ không nên căn cứ vào những quan sát, nhìn nhận của mình
để đánh giá bức tranh của trẻ xấu hay đẹp, mà hãy đặt mình vào vị trí của trẻ
để cảm nhận và hiểu trẻ muốn diễn đạt gì qua bức tranh.
Ngoài
ra, bạn có thể làm khung, treo tranh của bé lên tường cho cả nhà cùng ngắm,
điều đó có tác dụng cổ vũ bé rất nhiều, vì sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp trẻ
vẽ tự tin và vẽ tốt hơn, sinh động hơn.
Hãy cho trẻ tham gia vào lớp học vẽ tranh để các bé thỏa sức sáng tạo và khám phá bản thân, phát triển tài năng của mình nhé.
Tại các lớp học vẽ cho trẻ em của Nét Ngộ, các em sẽ được thỏa sức sáng tạo và khám phá bản thân để từ đó phát huy được tối đa tài năng của mình.
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 55 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây , Quận 2, TPHCM
Cơ sở 2: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Website: www.netngo.edu.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét