Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Gần 80 bức tranh “Nâng cánh ước mơ”

Những khao khát đời thường và mong ước bình dị của gần 80 đứa trẻ bất hạnh, khuyết tật được khuyến khích 'vẽ' ra, để mọi người chia sẻ, cùng nâng cánh ước mơ...


Trần Văn Sinh (trái) và Bùi Quang Trung (phải) đang say sưa “vẽ” ước mơ /// ẢNH: AN DY

Trần Văn Sinh (trái) và Bùi Quang Trung (phải) đang say sưa “vẽ” ước mơ
ẢNH: AN DY




Triển lãm tranh “Nâng cánh ước mơ” trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, với gần 80 bức tranh của các bạn nhỏ, là những giấc mơ được kể theo những cách khác nhau. Nhưng các câu chuyện đều gặp ở một điểm chung: Tác phẩm đã chạm vào những rung động, xúc cảm sâu thẳm từ phía người xem. Với đứa trẻ không thể nghe được thanh âm cuộc sống, không nhìn rõ sắc màu, không nói ra được lời yêu thương và khát khao cháy bỏng… thì mỗi thông điệp đều là những khối ẩn ức đang dần được giải tỏa bởi sắc màu. 
Chạm đến trái tim
“Hãy để bạn chim được bay” là một bức tranh lạ. Từ màu sắc đến đường nét được thể hiện đều rất sáng tạo. Giữa một không gian xanh rộng lớn, chú chim non bị “treo” trong lồng và cất tiếng hót; bên dưới, một trẻ khuyết tật ngồi xe lăn. Bạn ấy không thể rời chiếc xe lăn của mình nhưng lại khát khao chú chim được tự do bay nhảy giữa bao la đất trời. “Bức tranh đã chạm vào cảm thức của những họa sĩ chuyên nghiệp nhất khi tham gia chấm chọn”, ông Trương Nguyễn Nguyên Kha, Phòng nghiệp vụ Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, bình phẩm. Tác giả bức tranh là Nguyễn Thị Thùy Trang (12 tuổi), học sinh khiếm thính đến từ Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng. Bức tranh đề cập khát vọng tự do của Trang được trao giải nhì.
“Bé làm họa sĩ” của N.T.T.U. (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt Đà Nẵng) cũng là một tác phẩm đẹp, đồng giải nhì. T.U. mắc bệnh tự kỷ và cô bé chỉ thực sự là mình khi được say sưa vẽ suốt ngày. Mẹ bé cho biết, những bức tranh T.U. vẽ đều có thần thái, toàn bộ xúc cảm được gieo vào tranh… nên khi tác phẩm hoàn thành, có cảm giác cảm xúc của em ổn định hơn.
Trần Văn Sinh (12 tuổi, học sinh khiếm thính Làng Hy vọng Đà Nẵng) cũng “thử nghiệm” lắng nghe âm thanh của phố phường đông đúc với tác phẩm “Dạo phố cùng bà”. Nhưng người xem giật mình nhận ra đó là giấc mơ thầm kín. Cậu bé khiếm thính đến từ Quảng Nam này ngày thường rất nhút nhát, nhưng khi bức tranh được công bố và trao giải thưởng, khuôn mặt cậu bừng sáng, đầy tự tin. Bùi Quang Trung (13 tuổi), một cậu bé khiếm thính khác cũng đến từ Làng Hy vọng Đà Nẵng, gây ấn tượng qua bức tranh “Bảo vệ biển đảo VN”. Không thể nghe, không thể nói, nhưng Trung lại ấp ủ một chuyến đi dài được đến những vùng biển xa, cùng các chú lính hải quân cầm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng…
Chia sẻ ước mơ
“Ở cuộc thi này, lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến và dìu dắt một thí sinh đặc biệt. Một cậu bé vừa khiếm thị lẫn khiếm thính, nhưng lại vô cùng kiên trì với những đường nét và sắc màu”, ông Trương Nguyễn Nguyên Kha chia sẻ. Đó là Nguyễn Thanh Tịnh (học sinh khiếm thị và khiếm thính Trung tâm Phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng). “Từng ngón tay Tịnh lần theo đừng nét vẽ, đường màu nước và tạo nên một bức tranh sáng rực mang tên “Niềm vui đến trường”. Tịnh đã truyền những cảm hứng sắc màu, những năng lượng tích cực đến mọi người, đến cuộc sống. Nhìn những ngón tay lần trên giấy, khuôn mặt rạp cả lên bàn vẽ, cách em âm thầm ngửi và cảm nhận màu sắc…, ngay cả những họa sĩ chuyên nghiệp cũng phải ngưỡng mộ ý chí và niềm đam mê của em ấy”, ông Kha kể.



Tự 'vẽ' ước mơ - ảnh 4

Một tác phẩm của trẻ khuyết tật trưng bày tại triển lãm
ẢNH: AN DY
Bà Nguyễn Thị Trinh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, cho hay những bức tranh tham gia cuộc thi vẽ từ màu sáp, màu nước với khuôn hình vui tươi, hạnh phúc và đầy khát khao. Đặc biệt, với trẻ khiếm thính, năng lực tập trung thể hiện hình khối và đường nét của em em rất tốt. “Em mơ làm họa sĩ”, “Muốn theo tàu ra khơi”, “Bay cao theo diều”, “Em chinh phục bầu trời”, “Ngư dân bám biển”… đều là những ước mơ bình dị và rõ ràng. Sắc màu, bố cục, nét vẽ rất riêng, những ước mơ tưởng chừng đơn giản với nhiều người nhưng lại là khát khao chat bỏng đối với những em nhỏ khuyết tật, mồ côi. “Những họa sĩ đặc biệt và những tâm hồn sáng tạo đặc biệt sẽ cho ra đời những bức tranh cũng đặc biệt. Dù lần đầu tiên được tổ chức nhưng triển lãm đã thực sự thành công theo ý nghĩa nhân văn nhất”, bà Trinh đánh giá và tiết lộ sẽ còn mở rộng sân chơi thú vị này cho trẻ khuyết tật ở miền Trung.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618