Hiện nay đầu tư vào nghệ thuật cho con đã không còn xa
lạ đối với các bậc phụ huynh. Lớp nghệ thuật mọc lên rất nhiều hầu hết là các
lớp dạy vẽ tranh, học đàn, hát, múa...Nhiều phụ huynh chạy theo phong trào mà
chưa thật sự hiểu được lợi ích của các môn nghệ thuật này nói chung và hội họa
nói riêng.
Bên cạnh đó phần lớn các bậc cha mẹ cũng do chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học vẽ tranh nên chưa đầu tư cho lĩnh vực này, thậm chí còn có phụ huynh cấm đoán vì cho rằng còn học vẽ sẽ tốn kém thời gian, tiền bạc, là thứ phù phiếm…
Bên cạnh đó phần lớn các bậc cha mẹ cũng do chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học vẽ tranh nên chưa đầu tư cho lĩnh vực này, thậm chí còn có phụ huynh cấm đoán vì cho rằng còn học vẽ sẽ tốn kém thời gian, tiền bạc, là thứ phù phiếm…
Trên thực tế hội họa gắn liền với trẻ từ lúc mới bập
bẹ cho đến lúc lớn lên, nó gắn liền với con người trong từng giai đoạn. Với xã
hội phát triển như ngày nay, khi con người luôn mong muốn phát triển toàn diện
thì nhu cầu đầu tư vào nghệ thuật càng cao hơn. Cho con học hội họa sẽ là lựa chọn tốt
nhất dành cho bé của bạn bởi những lợi ích tuyệt vời mang nó mang lại.
RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ
Khi
được giao cho một đề tài nào đó trong lớp học vẽ tranh, có thể hình ảnh đó không có
ngay tại phòng học, nên đòi hỏi bé vận dụng trí nhớ của mình. Những đề tài như
tả người ông nội đang sống ở xa gia đình, người cô giáo mẫu giáo, người công
nhân vệ sinh bé gặp trên đường mỗi sáng… sẽ cần bé vận dụng trí nhớ rất nhiều.
Đây
cũng giống như một bài tập rèn luyện thường xuyên của não để mỗi khi não nhận
được một thông tin mới, nó sẽ có xu hướng lưu trữ và ghi nhớ lâu hơn. Khi ý
tưởng được hoàn thành trên trang giấy vẽ, nó sẽ lại càng được khắc sâu trong bộ
nhớ lâu hơn.
GIÚP BÀY TỎ CẢM XÚC
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc,
khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm
xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm
trạng cũng như những suy nghĩ của con.
Dù
muốn hay không thì cảm xúc thường luôn hiện diện trên bức tranh mà trẻ vẽ. Qua
đường nét, mềm mại hay gãy khúc, màu sắc, rực rỡ hay u buồn.... trẻ đã gián
tiếp thể hiện cảm xúc của mình về đối tượng được vẽ ra.
TĂNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA NÃO
Học
vẽ tranh có thể tái hiện lại điều nằm trong suy nghĩ ra giấy không phải là một quy
trình đơn giản, nó đòi hỏi một chút phương pháp và một chút tài năng. Quá trình
đó đòi hỏi mọi phần của não bộ phải hoạt động hết công sức để tuyển chọn, chắt
lọc, thay thế những đường nét, màu sắc, bố cục…
Làm
quen với hội họa, bé phải hoạt động trí óc rất nhiều, nhưng nó lại không
hề nhàm chán như các môn học khác ở trường.
Trong quá trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá
vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật,
trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
TĂNG KHẢ NĂNG QUAN SÁT
Trong quá trình học vẽ tranh trẻ thường sẽ là những bức vẽ khó
hiểu nhưng ẩn chứa trong bức tranh luôn có những chi tiết ngộ nghĩnh được thể
hiện rất lạ và nổi bật. Các nhà tâm lý học cho rằng đây là cách con thể hiện
hình ảnh thực tế bên ngoài thông qua bộ nhớ của con. Và đó chính là cách con
thể hiện khả năng quan sát hằng ngày, những bức vẽ thường thể hiện thế
giới nội tâm của con,nó thường tinh tế hơn so với người lớn bởi trẻ con luôn để
ý đến những chi tiết mà người lớn ít để ý đến.
Cho trẻ học vẽ tranh ngay từ nhỏ không chỉ là để giải trí mà còn là bài
học đầu đời giúp con làm quen với hình ảnh, vật dụng, màu sắc khiến trí thông
minh, trí sáng tạo tưởng tượng của con bay cao bay xa hơn.Mỗi bức tranh của con vẽ cũng chính là sự biểu hiện cảm xúc cũng như
những suy nghĩ về thế giới xung quanh của trẻ và giúp cha mẹ hiểu con nhiều
hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét