Trung Tâm Đào Tạo Mỹ Thuật Nét Ngộ - Địa Điểm Đào Tạo Mỹ Thuật Dành Cho Thiếu Nhi, Người Lớn - Viết Thư Pháp - Thư Họa - Kí Họa - Chì Màu - Vẽ Chân Dung - Vẽ Tranh Sơn Dầu - Luyện Thi Đại Học Khối V, H...Hotline: 0902641618

TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT

A

Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Khi robot vẽ tranh

Hoạt động vẽ của Robot được thực hiện theo hai cách: Có sự tham gia trực tiếp của con người (ví dụ: hoạt động từ xa mang tính thủ công hoặc thậm chí từ xa của cánh tay robot) hoặc nhận các lệnh vẽ được tạo bởi phần mềm.
Các robot vẽ với sự tham gia trực tiếp của con người không chỉ học hỏi và pha trộn các phong cách vẽ tranh khác nhau dựa trên dữ liệu đầu vào, mà còn thành thục việc phân tích bảng màu, pha màu, các loại nét vẽ…

Andrew Conru, nhà sáng lập RobotArt tin rằng, đây chính là một bước tiến thú vị về trí thông minh nhân tạo hiện nay.

Website Robotart (nghệ thuật robot) thực hiện cuộc tranh tài hội họa giữa các robot trên toàn thế giới. Nhóm dự thi chỉ cần nộp hai thứ: tác phẩm, và video clip ghi lại quy trình thực hiện tác phẩm này. Còn lại, người xem sẽ bình chọn. Hãy cùng Khoa học và Phát triển xem lại những tác phẩm đoạt giải năm 2018.


Ảnh 1

Ảnh 2


Ảnh 3

Ảnh 1, 2, 3: Giải nhất trị giá 40.000 USD dành cho nhóm Cloud Painter ở Mỹ. Họ dùng trí thông minh nhân tạo kết hợp với thị giác ba chiều. Đây cũng là một công cụ có thể được sử dụng trực tiếp trên mạng để thử nghiệm các triết lý về hội họa máy do nhóm thực hiện đưa ra. Ảnh 1 là tác phẩm của máy.Ảnh 2 là cách phân tích màu và Ảnh 3 là tác phẩm gốc “Cezanne’s Houses at L’Estaque” để tạo cảm hứng cho máy vẽ.

Chân dung tự họa của AI - trí tuệ nhân tạo. Tác phẩm của Cloud Painter.

Ảnh 4

Ảnh 5

Ảnh 4,5: Giải nhì, trị giá 25.000 USD dành cho nhóm Creative Machines Lab đến từ trường Đại học Columbia (Mỹ). Tiếp sau thành công của họ năm 2017, năm nay họ chứng minh được tài năng tăng trưởng của robot vẽ thông qua các kỹ năng ngày càng điêu luyện. Cảm hứng được truyền đi từ ảnh số 4, để robot vẽ ra thành ảnh số 5.

Ảnh 6

Ảnh 7

Ảnh 7: Thuyền buồm (ảnh gốc là bức số 6) được Lorenzo Scalera, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Udine (Ý) và giáo sư Paolo Gallina thực hiện. Họ đã tạo ra cánh tay robot đủ dịu dàng khi pha màu và đôi mắt thần đủ nhạy cảm để tính toán được độ đậm nhạt của màu nước, kể cả quá trình chuyển màu từ ướt sang khô.
Ảnh 8
Ảnh 9

Ảnh 9: Từ ảnh gốc số 8, một kỹ sư điện máy đã làm việc suốt nhiều đêm trường khi vợ con đã ngủ để tạo ra quy trình “máy vẽ” kiểu mới qua 3 bước, khác với các robot thường vẽ ào ào: vẽ đường phác thảo; tô màu đen trắng để tạo độ đậm nhạt và sau cùng là thêm các màu sắc vào. Tác phẩm được đặt tên “Dự án đêm” của một thành viên độc lập.

Ảnh 10

Ảnh 11
Ảnh 10, 11: Pindar Van Arman - tác giả bộ ảnh này chia sẻ: Tôi luôn muốn khám phá sự sáng tạo của robot. Trước đây, robot chỉ đơn giản là nhúng cọ vào màu và nối hai điểm lại với nhau. Sau đó, cùng với công nghệ deep learning và trí thông minh nhân tạo, robot bắt đầu biết làm nhiều thứ hơn, thậm chí nhiều nhà phê bình cho rằng tranh vẽ “có hồn”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618