Một số bậc cha mẹ thường than phiền về
lịch học dày đặc của con mình ngay từ khi còn rất nhỏ. Nhưng nếu có những
phương pháp phù hợp, việc rèn luyện tư duy cho trẻ ngay từ những năm đầu đời không
những giúp trẻ phát triển trí tuệ mà còn góp phần hình thành nhân cách và mang
đến cho bé một tuổi thơ vui tươi mà vẫn thật ý nghĩa.
Đứa trẻ nào cũng
tiềm tàng khả năng trí tuệ
Trí
tuệ trong mỗi con người là một kho tàng phong phú, tùy theo hoàn cảnh, phương
pháp mà kho tàng ấy được khai phá và tỏa sáng như thế nào. Có rất nhiều người
thành công, thậm chí là những vĩ nhân, đã giấu mình trong hình ảnh những đứa
trẻ thất bại trên ghế nhà trường hay trong những năm đầu khởi nghiệp.
Richard
ST. John, tác giả của quyển sách "8 Đặc điểm của người thành công",
đã từng suýt soát tốt nghiệp và không có tài năng gì đặc biệt, chẳng ai thấy
ông có khả năng hay tiềm năng thành công. Ông bắt đầu từ tay trắng, gần như
thất bại, từng làm qua rất nhiều công việc, nhưng rồi ông lại đạt nhiều thành
tựu, từng tiếp xúc và phỏng vấn với rất nhiều triệu phú và tỉ phú.
Thomas
Edison, nhà khoa học lỗi lạc, đã từng bị thầy giáo nhận xét là trí tuệ của ông
quá hạn chế để học bất cứ điều gì. Ông cũng đã từng có những thí nghiệm thất
bại hàng ngàn lần trước khi phát minh ra bóng đèn, một phát minh làm thay đổi
cả lịch sử loài người.
Trí não dễ tiếp thu vào giai đoạn đầu đời
Theo
nhiều nghiên cứu, ba năm đầu tiên trong đời là khoảng thời gian vàng cho những
phát triển trong não bộ. Bộ não của một đứa trẻ sơ sinh chỉ bằng ¼ não người
trưởng thành nhưng trong 3 năm kế tiếp, não bé đã phát triển đáng kinh ngạc khi
hàng tỉ tế bào thần kinh và vô số những liên kết thần kinh, còn gọi là xi-náp,
được hình thành.
Theo
Tiến sĩ Jack Shonkoff, giám đốc của Trung tâm Phát triển trẻ em thuộc Đại học
Havard, một đứa trẻ hình thành đến 700 liên kết thần kinh mới mỗi giây trong
những năm đầu đời. Ông cũng khẳng định: "Quá trình hình thành tổ chức não
bộ này bị tác động sâu sắc bởi những trải nghiệm trong cuộc sống, chứ không
phải bởi gien di truyền. Nói cách khác, chính môi trường mà trẻ được nuôi dạy
sẽ hình thành cấu trúc của não trong những năm đầu đời". Vì vậy, đây chính
là giai đoạn cực kỳ quan trọng để giúp trẻ có một nền tảng tốt cho tương lai
sau này.
Trí tuệ có thể phát triển nhờ các phương pháp kích thích tư duy
Rất
nhiều người trong chúng ta nghĩ trí thông minh là do trời phú, do gien di
truyền nhưng các nhà tâm lý học chứng minh rằng tư duy không phải là một năng
lực sẵn có, nó là một kĩ năng có thể đào tạo được.
Theo
Tiến sĩ Eric Jensen, bộ não người sẽ thay đổi trong 48 giờ sau khi được kích
thích, các khu vực của não có thể phát triển nhờ sự thúc đẩy và quá trình tạo
ra các kết nối giữa các tế bào thần kinh.
Các nghiên cứu của Carey Ryan cho thấy sự can thiệp của các phương
pháp tư duy và các chương trình phát triển kĩ năng có thể tạo nên nhiều thay
đổi: giúp cải thiện quá trình nhận thức, ngôn ngữ và IQ, giảm các vấn đề về kỷ
luật như đi muộn, phá hoại, trộm cắp…, trẻ em trong các chương trình giáo dục
mầm non chất lượng cũng có trí thông minh xã hội và cảm xúc tốt hơn so với các
bé không tham gia.
Tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai
Những
kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp… được rèn luyện từ bé sẽ dần hình
thành trong trẻ những thói quen bền vững, đi theo bé suốt những năm tháng
trưởng thành và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo nền tảng cho trẻ đạt
được thành công toàn diện trong cuộc sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét