Học vẽ rất có lợi với trí não trẻ, giúp con phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú,... Tuy nhiên làm thế nào để khơi dậy niềm yêu thích của bé thay vì ép buộc con, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé!
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh đã có nhận thức về việc đưa con đi học vẽ và những lợi ích mà nó đem lại. Thông qua những bức vẽ, trẻ có thể tự truyền tải ý nghĩ, tình cảm cả mình cho người xem. Là một người mẹ tâm lý, bạn sẽ có thể lý giải được thế giới nội tâm của trẻ. Ngoài việc trẻ đi học và được giáo viên truyền cảm hứng, bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ yêu thích vẽ hơn?
1. “Lắng nghe” bức vẽ của trẻ con
Bố mẹ nên dẹp bỏ những quan niệm của mình về môn vẽ nghệ thuật, mong muốn con mình trở thành một nhà danh họa tài ba, đạt giải thưởng trong tất cả các cuộc thi vẽ. Hãy nghĩ đơn giản thế này thôi, mỗi một bức tranh của trẻ con, cũng như người lớn viết nhật ký vậy.
Đừng bắt trẻ vẽ theo mẫu mà làm mất đi khả năng sáng tạo của trẻ. Chúng có thể dùng những thủ pháp quen thuộc như chấm tròn, từng đường thẳng, từng hình khối để ghi lại những gì chúng đang nghĩ hoặc nhìn thấy.
Có lúc hình ảnh về khuôn mặt mẹ có thể được trẻ vẽ bằng hình tròn, tô bằng màu hồng, còn hình ảnh của em trai thì như chiếc bánh… Vẽ cũng là một cách thể hiện tình cảm của trẻ. Vì vậy khi trẻ vẽ, đừng quan trọng trẻ vẽ giống hay không giống vật thật, bạn cũng đừng nên quan tâm.
Điều quan trọng là bạn phải biết “lắng nghe” bức tranh của trẻ, những màu sắc, hình khối trong đó chính là cách trẻ suy nghĩ, bạn cần hiểu được và tôn trọng điều đó. Sau mỗi bức ảnh của trẻ, bạn cũng có thể viết thêm ghi chú, hoặc đóng khung treo trên tường.
1. “Lắng nghe” bức vẽ của trẻ con
Bố mẹ nên dẹp bỏ những quan niệm của mình về môn vẽ nghệ thuật, mong muốn con mình trở thành một nhà danh họa tài ba, đạt giải thưởng trong tất cả các cuộc thi vẽ. Hãy nghĩ đơn giản thế này thôi, mỗi một bức tranh của trẻ con, cũng như người lớn viết nhật ký vậy.
Đừng bắt trẻ vẽ theo mẫu mà làm mất đi khả năng sáng tạo của trẻ. Chúng có thể dùng những thủ pháp quen thuộc như chấm tròn, từng đường thẳng, từng hình khối để ghi lại những gì chúng đang nghĩ hoặc nhìn thấy.
Có lúc hình ảnh về khuôn mặt mẹ có thể được trẻ vẽ bằng hình tròn, tô bằng màu hồng, còn hình ảnh của em trai thì như chiếc bánh… Vẽ cũng là một cách thể hiện tình cảm của trẻ. Vì vậy khi trẻ vẽ, đừng quan trọng trẻ vẽ giống hay không giống vật thật, bạn cũng đừng nên quan tâm.
Điều quan trọng là bạn phải biết “lắng nghe” bức tranh của trẻ, những màu sắc, hình khối trong đó chính là cách trẻ suy nghĩ, bạn cần hiểu được và tôn trọng điều đó. Sau mỗi bức ảnh của trẻ, bạn cũng có thể viết thêm ghi chú, hoặc đóng khung treo trên tường.