Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021
Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021
LỚP HỌC VẼ HÈ
Phải nói hè là khoảng thời gian tuyệt vời mà các cô cậu học trò lựa chọn để thực hiện những sở thích, đam mê của mình. Vì trong năm học ngoài việc học tại Trường, lớp còn phải học thêm để bổ sung kiến thức trên lớp nên hầu như không còn thời gian nữa. Nói về sở thích thì kể không biết bao giờ cho hết nào là đàn, ca hát, nhảy múa hay thể thao. Ngoài ra, vẽ cũng là một trong nhiều bộ môn năng khiếu được các bạn nhỏ ưu tiên lựa chọn trải nghiệm. Nhưng vẽ ở đâu và bắt đầu bộ môn này như thế nào thì không phải bố mẹ nào cũng biết?
Trung tâm Mỹ Thuật Tư Duy Nét Ngộ là nơi mà nhiều bố mẹ tìm đến để cho các con trải nghiệm và có môi trường rèn luyện. Dịp hè cũng là lúc nhiều lớp học được khai giảng nhằm giúp các con có một nơi thật tốt và uy tín để thoải mái thực hiện đam mê, sở thích của mình. Tại đây có đầy đủ các khóa học từ cơ bản đến nâng cao và các con được học đầy đủ các chất liệu theo chương trình của Trung tâm nghiên cứu. Là môi trường tuyệt vời giúp các kết giao với bạn bè, tăng khả năng giao tiếp giúp con hòa đồng với mọi người xung quanh hơn.
Việc vẽ tranh có thể giúp trẻ em kết hợp hoạt động của não trái và não phải. Ảnh từ Trung tâm Mỹ Thuật Tư duy Nét Ngộ. |
Vẽ là lúc trẻ học cách suy nghĩ với tâm trí cởi mở, tự do. Trẻ nhìn nhận các tình huống, sự vật, sự việc một cách sáng tạo. Khi vẽ, trẻ thể hiện bản thân sâu sắc thông qua những nét vẽ, không giới hạn trong lời nói. Việc quan sát, đánh giá, lựa chọn các khía cạnh của một đối tượng cần vẽ… Lợi ích của việc cho trẻ học vẽ là giúp trẻ rèn luyện tư duy phê phán và đưa ra các quyết định.
Trẻ tự hào vì mình đã hoàn thành được một bức tranh trọn vẹn. Ảnh vẽ từ học viên |
Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021
NGHỆ THUẬT, CÂU CHUYỆN, THƠ VÀ NHẠC: NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA TRẺ
Phillip Pullman
Tên gốc: Children need art and stories and poems and music as much as they need love and food and fresh air and play
Trẻ cần nghệ thuật, câu chuyện, thơ và nhạc nhiều như cần yêu thương, thức ăn, không khí trong lành và vui chơi vậy. Nếu bạn không cho trẻ thức ăn, tác hại sẽ được nhận ra ngay. Nếu trẻ không được sống trong không khí trong lành và vui chơi, tác hại cũng sẽ được nhận ra, nhưng không ngay lập tức. Nếu trẻ không được yêu thương, tác hại có thể không được nhận ra trong vài năm, nhưng đó là sự hủy hoại lâu dài.
Nhưng nếu trẻ không có cơ hội tiếp cận nghệ thuật, câu chuyện, thơ và nhạc, tác hại không dễ nhận ra, tuy nhiên sự hủy hoại vẫn có ở đó. Cơ thể của trẻ vẫn đủ khỏe, trẻ có thể chạy, nhảy, bơi và ăn ngấu nghiến; và vẫn gây ồn ào náo nhiệt như trẻ vẫn luôn như vậy, nhưng có điều gì đó thiếu thiếu ở đây.
Sự thật rằng một số người lớn lên mà chưa từng tiếp xúc với bất kỳ hình thức nghệ thuật nào; và họ vẫn sống vui vẻ tuyệt vời, sống tốt và có một cuộc đời có ích. Trong nhà họ không có một cuốn sách nào, họ không quan tâm đến tranh ảnh, họ không hề có ý niệm về âm nhạc. Tốt thôi! Mọi thứ ổn. Tôi có biết những người như vậy. Họ là những người hàng xóm tốt và là những người công dân có ích.
Nhưng những người khác, tại các thời điểm trong tuổi ấu thơ, thời thanh niên, hay thậm chí là quãng đời về già của họ, họ chợt gặp phải vài thứ mà họ chưa từng mơ thấy trong cuộc đời. Điều đó kỳ lạ như phần tối của một nửa bên kia mặt trăng vậy. Nhưng bỗng một ngày nọ, họ nghe thấy giọng ngâm thơ trên đài phát thanh, hoặc họ đi ngang qua một ngôi nhà có khung cửa mở và vọng ra tiếng ai đó đang chơi đàn piano, hoặc họ nhìn thấy một tấm poster mà trên đó có một bức tranh tường nhà nào đó, và rồi điều đó đập mạnh vào họ một luồng hơi mạnh mẽ và dịu dàng đến nỗi làm họ choáng váng. Họ chưa bao giờ chuẩn bị cho điều này. Đột nhiên họ nhận ra họ đang thật đói khát, dù một phút trước đây họ chẳng có ý niệm gì về điều này. Sự đói khát một thứ gì đó thật ngọt ngào và ngon lành đến nỗi có thể làm vỡ toang trái tim họ. Họ như muốn òa khóc, họ cảm thấy buồn chán, họ thấy vui, rồi lại thấy cô đơn và lại muốn đón chào cái điều ngẫu nhiên mới mẻ và trải nghiệm lạ lẫm này. Và rồi họ khao khát được lại gần hơn để nghe tiếng ngâm thơ, nán lại sát bên khung cửa sổ và họ không thể rời mắt khỏi bức tranh trên tấm poster. Họ muốn điều này, họ cần những điều này như một người đang đói cần thức ăn vậy. Họ chưa từng biết như vậy. Họ chưa từng có ý niệm gì về những điều này.
Cũng như vậy, những đứa trẻ cần âm nhạc, hoặc hình ảnh, hoặc thơ ca mà trẻ ngẫu nhiên được tiếp cận. Nếu không có cơ hội ngẫu nhiên như vậy, đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ được tiếp cận, và có thể cả cuộc đời sẽ đi qua trong sự đói khát văn hóa nghệ thuật (cultural starvation) mà không ý thức được điều đó.
Sự ảnh hưởng của việc đói khát văn hóa nghệ thuật không “quá nhanh-quá nguy hiểm” và cũng không dễ nhận ra.
Như tôi đã đề cập, một số người là người tốt, người bạn tốt, người công dân có ích, chỉ là họ chưa bao giờ trải nghiệm văn hóa nghệ thuật. Họ có thể cảm thấy đủ đầy mà không cần tới văn hóa nghệ thuật. Nếu tất cả sách, âm nhạc, tác phẩm hội họa trên thế giới này biến mất trong một đêm, họ cũng không thấy có gì tệ hơn và thậm chí họ cũng không để ý đến điều đó.
Nhưng sự khao khát tồn tại trong nhiều đứa trẻ và thường trẻ không có cảm giác hài lòng vì điều gì đó, bởi điều đó chưa bao giờ được đánh thức trong trẻ. Nhiều trẻ ở nhiều nơi trên thế giới đang khao khát những điều cho tâm hồn và nuôi dưỡng tâm hồn theo cách mà không có điều gì khác có thể thay thế và có thể làm được.
Thật vậy, chúng tôi muốn nói rằng mọi đứa trẻ đều có quyền được cung cấp thức ăn, chỗ ở, giáo dục, y tế và những thứ tương tự vậy. Thì chúng ta phải hiểu rằng mỗi đứa trẻ có quyền được trải nghiệm về văn hóa nghệ thuật. Chúng ta cần hiểu một cách trọn vẹn rằng nếu không có câu chuyện, thơ ca, hội họa và âm nhạc, trẻ sẽ đói khát (sự đói khát trong tâm hồn – nd).Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021
KHÓA HỌC HÈ HAY HO CHO TRẺ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Một mùa hè nữa lại sắp đến, hè cũng là lúc các con được nghỉ xả hơi sau một học kì học hành vất vả cùng với bao sự nỗ lực cố gắng của chính mình. Vào thời điểm hè, bố mẹ thường dành thời gian cho các con đi du dịch hay cho con về quê thăm ông bà. Nhưng sau khoảng thời gian ấy thì các con sẽ làm gì??? Trong khi con được nghỉ còn bố mẹ vẫn phải đi làm. Để tránh việc cho con tiếp xúc với nhiều thiết bị điện tử, tránh việc tạo thói quen trì trệ, giảm tính ì sau mùa hè thì các bố mẹ sẽ lựa chọn cho con tham gia những khóa học hè bổ ích với trẻ, cụ thể hơn là những môn học năng khiếu.
Tại sao là môn năng khiếu?
Khi các con tham gia các lớp học năng khiếu chắc chắn không phải học nhiều bài vở giống những môn văn hóa ở Trường lớp. Tại đây, các con vừa học vừa chơi và được kết nối với nhiều bạn mới. Một mặt được phát triển năng khiếu, mặt khác được vui chơi với các bạn, đâu còn gì tuyệt vời hơn. Sau một mùa hè, cái con có thể nhận được là sự thoải mái, tự tin và sẵn sàng bước vào kì học mới với năng lượng tràn đầy. Chắc chắn những điều trên cũng là những điều mà bố mẹ mong muốn được nhìn thấy sau một mùa hè của bé con nhà mình.
Vẽ là hình thức vận động đôi tay và bộ não của con. Ảnh từ Trung tâm Mỹ Thuật Tư Duy Nét Ngộ |
Đàn cũng là môn học năng khiếu mà bố mẹ cần quan tâm có thể cho các con tham gia mùa hè.
Học viên học đàn Piano tại Trung Tâm Âm Nhạc Hoàng Gia |
Cờ vua được xem là một môn thể thao trí tuệ của thế giới, với không nhỏ số lượng người tìm hiểu và nghiên cứu về chúng. Nhờ bộ môn này mà phát hiện ra những kỳ thủ xuất sắc cả trong nước và ngoài nước.
Học cờ vua với Trung Tâm Cờ Quốc Tế |
Con bạn là một bạn thích nhảy nhót, thích vận động đặc biệt có một niềm yêu thích đặc biệt với quả bóng tròn. Bố mẹ còn ngần ngại gì mà không tìm cho con ngay một khóa học bóng đá vào những ngày hè.
Hạnh phúc vì được thỏa sức đam mê bóng đá Ảnh từ Trung tâm Huấn Luyện Bóng Đá Hoàng Gia |
Học viên tại Trung tâm Võ thuật Hoàng Gia |
Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021
Các phương pháp dạy vẽ cho trẻ em, các mẹ chắc chắn cần.
Để phát triển tư duy về màu sắc cũng như khơi dậy sự sáng tạo cho con, quý bậc phụ huynh thường hướng dẫn con trẻ vẽ những bức tranh đơn giản hoặc tô những khung hình được in sẵn. Nhưng không phải ai cũng nắm được những phương pháp dạy vẽ cho trẻ một cách hiệu quả và tốt nhất? Ngay bây giờ, xin mời quý bậc phụ huynh đặc biệt là các mẹ tìm hiểu những phương pháp dưới đây nhé!
Phương pháp quan sát
Phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần
nắm khi dạy vẽ cho trẻ đó là quan sát. Khi quan sát, trẻ sẽ được dạy cách vẽ từ
sự xuất hiện của các sự vật thay vì dùng kiến thức hoặc trí tưởng tượng của
chúng. Bạn có thể cho trẻ vẽ bất cứ thứ gì mà chúng quan sát được.
Khuyến khích con vẽ theo sự quan sát và khả năng sáng tạo của trẻ |
Phương pháp vẽ các hình
khối
Phương pháp tiếp theo là dạy trẻ vẽ các hình
khối vuông, tam giác, hình tròn... cơ bản. Sau đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vẽ
một vật dựa vào hình khối tương ứng và tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh từ những
hình khối đơn giản này. Ví dụ, bé có thể vẽ con vật, đồ vật được vẽ từ hình
tròn, hình tam giác. Phương pháp này có thể giúp con nhận diện được các thể
loại hình khối khác nhau và dễ dàng vẽ những vật có khối hình tương tự.
Phương pháp vẽ mà không nhìn
xuống
Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé vẽ mà không
nhìn xuống. Đặt một tờ giấy lên trên bút chì để trẻ không nhìn thấy đường mà
chúng tạo ra. Thời gian đầu, cha mẹ cho trẻ tập vẽ những đường nét cơ bản, tiếp
theo mới cho trẻ vẽ từng phần hình dạng một cách riêng biệt. Sau đó, bạn cho
trẻ vẽ hoàn thiện toàn bộ hình dạng. Bên cạnh đó, đừng quên khuyến khích bé
càng ít nhìn xuống càng tốt và kiểm tra sự tiến bộ của con nhé!
Đặt câu hỏi cho bức tranh của
con
Hãy đặt ra những câu hỏi mở cho con |
Khi dạy vẽ cho trẻ, bạn hãy đặt ra những câu
hỏi mở, thay vì hỏi những gì mà con tưởng tượng, hãy hỏi về những điều mà con
thấy. Ngoài ra, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ những chủ đề, cho trẻ một nhân vật
chính và hướng dẫn trẻ sáng tạo những chi tiết xung quanh. Ví dụ, gợi ý cho trẻ
vẽ chủ đề đồng quê, bảo bé vẽ cánh đồng rồi hãy vẽ những điều mà trẻ tưởng
tượng ra.
Phương pháp tạo nên một cuốn
truyện
Trẻ em thường thích sáng tạo ra những câu
chuyện đi kèm với bức tranh của mình. Chính vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng phương
pháp dạy vẽ cho trẻ em này để khuyến khích trẻ vẽ và viết ra những mẩu chuyện
ngắn. Sau đó, đóng tập tranh thành một cuốn sách. Cha mẹ hãy để con tự thiết kế
trang bìa cho cuốn truyện của mình nhé!
Khi một cuốn truyện được hoàn thành, phụ huynh
hãy đặt nó lên giá sách. Điều này sẽ giúp trẻ kích thích sự sáng tạo và “xuất
bản” ra nhiều câu chuyện hơn nữa. Ngoài ra, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều
hơn và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ
thể hiện các hình vẽ dễ dàng hơn.
Các bé thỏa sức sáng tạo và đắm chìm trong những đường nét... |
Nghệ
thuật hội họa giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ
thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh…. Vì
thế, khi thường xuyên vẽ khả năng nhận thức, phát triển thị giác, trí tưởng tượng
của bé sẽ được nâng cao. Do đó, cho trẻ học hội họa chính là cách để giúp con
bạn phát triển trí não và trí thông minh.
Tại
Trung tâm Mỹ thuật Tư duy Nét Ngộ các bé có thể thỏa sức sáng tạo và đắm chìm
trong những đường nét do chính tay mình tạo ra. Ngoài ra đây còn là môi trường
để các con được giao lưu, làm quen với nhiều bạn bè giúp con cởi mở và hòa đồng
hơn.
Nếu các mẹ muốn tìm một môi trường để khơi dậy niềm đam mê hội họa của con thì quả thật Trung tâm Mỹ Thuật Tư duy Nét Ngộ là một lựa chọn không gì tuyệt vời hơn.
Mọi
thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021
ĐẮM CHÌM TRONG GIỜ HỌC MỸ THUẬT
Mỗi người đều có cho mình một sở thích hoặc nhiều sở thích, một đam mê hoặc một vài đam mê. Mỗi sở thích, mỗi đam mê là không giống nhau nhưng những người có đam mê có sở thích đều có điểm chung là làm nó với một tâm thế thoải mái, vui vẻ với lòng nhiệt thành cao độ. Mỹ thuật cũng vậy khi bạn đã có sở thích hay đam mê với nó thì bạn cũng sẽ đắm chìm với những đường nét, màu sắc trong tác phẩm của mình.
Hình ảnh lớp học tại Trung Tâm Mỹ Thuật Tư Duy Nét Ngộ |
Với 1 tiếng 30 phút mỗi buổi học các con sẽ được vẽ nên những
bức hình ngộ nghĩnh, đáng yêu dưới sự hướng dẫn của Cô giáo hoặc con có thể tự
sáng tạo và vẽ theo những gì mình nghĩ, mình thích. Nào là cây cỏ, nào là những loại hoa quả hoặc những con vật nuôi quen thuộc với các con. Ai ai cũng cặm cụi trong từng
chi tiết để bài vẽ hoàn hảo nhất theo cách của mình. Nhìn các con tập trung,
chú ý và được thỏa sức với những gam màu, các bố mẹ chắc chắn sẽ rất vui và tự
hào về con mình.
Các con chăm chú, cặm cụi với bức tranh của mình. |
Mỹ Thuật đến với trẻ một cách rất nhẹ nhàng, là niềm vui, là
hạnh phúc ngoài những giờ học tập căng thẳng, áp lực.
Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021
HỘI HỌA GIÚP TÔI VƠI ĐI SỰ CÔ ĐƠN
Tôi được sinh ra trong một hoàn cảnh không như bao gia đình khác. Bố mẹ tôi đã chia tay từ lúc tôi vừa mới lọt lòng, một khoảng thời gian sau thì mẹ tôi cũng có gia đình mới, tôi sống với ông bà ngoại từ đó.
Bản thân là một đứa thiếu thốn tình cảm, sự bao bọc của
ba mẹ từ bé nên sự mong cầu về tình yêu thương trong tôi rất lớn. Trước đây,
khi là cậu học sinh, tôi được nhiều Thầy Cô biết đến, biết không bởi vì là một
học sinh xuất sắc, nổi bật trong lớp. Mà biết bởi tôi là một cậu bé ngỗ nghịch,
quạy phá, luôn luôn đứng trong top các học sinh cá biệt của lớp. Không thể hoàn
toàn phủ nhận việc hình thành tính cách của tôi lúc bấy giờ là do một phần dựa vào
hoàn cảnh sống và những gì tôi đã trải qua. Có lẽ, sau tất cả thì cái mà tôi
mong muốn là được mọi người chú ý đến và được làm theo suy nghĩ của lứa tuổi
còn là một cậu bé 12 13 tuổi.
Rồi
một ngày hội họa đến với tôi như món quà đặc biệt.
Học viên tại trung tâm mỹ thuật Nét Ngộ |
Ở lớp Cấp 3, tôi hay lựa chọn ngồi ở vị trí cuối lớp để
có thể được làm việc riêng mà Thầy Cô ít chú ý tới. Một hôm, tôi nảy ra ý tưởng
là dùng giấy nhám xóa mặt bàn học và sử dụng bút xóa để vẽ lên đó. Những đường
nét đơn giản nhưng khi bạn tôi nhìn vào trông có vẻ rất cầu kì và tỉ mỉ, rồi
tôi lại nghịch ngợm vẽ những hình nhỏ nhỏ xinh xinh trên tay các bạn cùng lớp
của mình, hình mà người ta hay gọi là “tatoo”. Các bạn lớp tôi trông có vẻ rất
thích thú. Và từ đó, tôi cũng tìm đến hội họa nhiều hơn.
Tôi tự tìm tòi các dụng cụ và tham khảo những đường
nét, hình khối trên Internet để học theo rồi vẽ nên những tác phẩm của chính
mình. Mỗi một bức hình của tôi, như mỗi một câu chuyện, mỗi một cảm xúc khác
nhau, nhưng nhìn chung nó điều mang lại cho người ta cảm giác buồn bã và cô
đơn. Khi đặt tay vào bức vẽ của mình tôi như được chia sẻ, được ôm ấp, vồ về những
cảm xúc mà không ai có thể chạm vào.
Hình minh họa sự tỉ mỉ trong nét vẽ |
Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021
NGUYỄN GIA TRÍ – NGƯỜI ĐI ĐẦU TRONG TRANH SƠN MÀI
Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) là một họa sĩ, nhà đồ hoạ và nhà biếm hoạ Việt Nam. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn tạo thành bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam của Việt Nam
Họa sĩ đi đầu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam
Ông là người đi đầu trong việc chuyển những
bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật
và từ đó ông đã được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài
tân thời của Việt Nam". Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi
tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với
những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn
mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo
những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc.
Sơn mài thực chất là kỹ thuật mài lên chất liệu
sơn ta, một loại nhựa được lấy từ cây sơn ở Việt Nam để tạo hình thành tác phẩm
nghệ thuật.
Trước khi trở thành chất liệu chính cho các họa
sĩ vẽ tranh, sơn ta đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ từ thời nguyên thủy. Đến
thế kỷ XVII, kỹ thuật sơn thép vàng, thép bạc đã được sử dụng phổ biến nhằm làm
tăng vẻ sang trọng cho các bức tượng trong đình chùa, trên hoành phi và câu đối.
Là người tiên phong từ bỏ nghệ thuật sơn dầu
đang thịnh hành lúc bấy giờ để tìm kiếm một hướng đi mới, họa sĩ Nguyễn Gia Trí
là người có công lớn trong việc mang sơn ta áp dụng vào sơn mài tân thời ở Việt
Nam.
Từ hình thức trang trí đơn thuần trên các tạo
vật mỹ nghệ, ông đã biến chất liệu này thành tiền đề cho các tác phẩm lớn đồng
thời tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho mỹ thuật nước nhà.
Tô Ngọc Vân nhận định về
tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí như sau: “Đến cuộc thí nghiệm của
Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là
một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật
thượng đẳng. Nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí là ý tưởng tình cảm của Nguyễn Gia
Trí đúc lại, một nét, một vết, một màu đều ở tay nghệ sĩ mà ra. Đứng trước
những tác phẩm ấy người ta cảm thấy tất cả cái băn khoăn yêu muốn khoái lạc -
thứ nhất là khoái lạc của Nguyễn Gia Trí”
Những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của tác giả
Trong
số những tác phẩm để đời của họa sĩ này có thể kể đến tấm bình phong hai mặt nổi
tiếng Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh (còn
gọi là Dọc mùng). Bức họa này được hoàn thành vào năm 1939 với tám
tấm vóc rời ghép lại với nhau, đây là tác phẩm khẳng định khả năng sắp xếp bố cục
tài tình của Nguyễn Gia Trí.
Bức bình phong kép Thiếu nữ trong vườn và Dọc
mùng nổi tiếng của họa sĩ
Ở mặt
trước là bức tranh Thiếu nữ trong vườn, ông đã miêu tả lại các hoạt
động giải trí của thiếu nữ thời xưa trên nền vàng lộng lẫy. Trong khuôn viên một
khu vườn với những tán cây xao động, từng tà áo dài thướt tha được tô vẽ tỉ mỉ
làm nổi bật lên vẻ kiêu sa, đài các của họ.
Người
khoác tay dạo bước, người rượt đuổi, người ngóng gió vô cùng sinh động và nét mặt
của mỗi cô gái cũng được bàn tay khéo léo của họa sĩ truyền vào cái hồn của tuổi
trẻ. Chi tiết không nhiều nhưng vô cùng đắt giá, những nét vẽ mềm mại và có phần
bay bổng, tất cả đã đưa người xem vào một thế giới sơn mài đầy cuốn hút.
Khác
với Thiếu nữ trong vườn, bức họa Dọc mùng nằm ở mặt
sau được tạo nên với những đường nét rõ ràng và mạnh mẽ trên phông xanh đen bí ẩn.
Nhờ những mảnh vỏ trứng lung linh phối cùng sắc cam phớt trên thân cây đã giúp
cho khóm dọc mùng trở nên nổi bật hơn hẳn so với muôn vàn cây cỏ xung quanh.
Dù
là tà áo dài truyền thống hay loài cây bình dị ở thôn quê thì khi qua bàn tay
khéo léo của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, nó đã trở thành một tuyệt tác nghệ thuật
sang trọng và vô giá. Hiện nay, bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam và được công nhận là bảo vật quốc gia nhờ sở hữu giá trị văn
hóa lâu đời.
Các
tác phẩm của Nguyễn Gia Trí được rất nhiều người Pháp sưu tập, thậm chí có những
bức chưa được hoàn thành mà chỉ là những bản phác thảo có chữ kỹ tác giả nhưng
vẫn mang giá trị rất lớn.
Một
trong những bộ sưu tập tranh sơn mài lớn nhất thuộc về bác sĩ Bùi Kiến Tín (chú
họ của nhà thơ Bùi Giáng) được treo trong phòng khám riêng của ông tại Hà Nội.
Đến
nay, tuy Nguyễn Gia Trí đã ra đi những cống hiến về nghệ thuật của ông vẫn còn
mãi với thời gian. Đặc biệt với những người yêu tranh và yêu nét tài hoa ẩn sâu
bên trong ông.
Nhật ký bằng tranh của cô gái người Trung chăm bố mẹ đều bị ung thư
Wang Tianyue 21 tuổi ở Trung Quốc vẽ tranh ghi lại những ngày chăm sóc bố ung thư trong viện để bán kiếm tiền thanh toán viện phí.
Tháng 9/2017, mẹ của Wang mắc ung thư tử cung.
Tháng 3, bố của cô phát hiện bị ung thư túi mật giai đoạn cuối. "Khi
biết tin, tôi cảm giác như cả thế giới đều sụp xuống. Những chuyện tưởng rằng
chỉ có trong tiểu thuyết lại có ngày rơi xuống chính bản thân mình", Wang
nói.
Sau khi bố nhập viện
để chữa trị ung thư, Wang một mình chăm sóc ông từ việc ăn uống, vệ sinh, giặt
giũ. Trước khi phát bệnh, bố cô nặng gần 90 kg, đến bây giờ ông sút hơn 30 kg
và chỉ có thể truyền nước, theo SCMP.
Wang đang ôn luyện cho kỳ thi vào Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn - nơi bố từng học. Cô quyết định ôn thi tại bệnh viện để tiện chăm sóc ông. "Bố trên giường bệnh trở thành mẫu cho tôi vẽ", Wang nói.
Cuộc sống sinh hoạt
của bố trở thành những mẫu vẽ của Wang. Ảnh: SCMP
Trong những bức tranh đời thường về bố, Wang thường xuyên chứng kiến cảnh ông đau đớn nhưng vẫn cố gắng tươi cười và giữ dáng vẻ bình tĩnh trước mặt con gái. "Tôi cảm thấy trước đây đã rất ít quan tâm đến ông. Vẽ bố mỗi ngày, tôi cảm nhận được ông đang dũng cảm chiến đấu với bệnh tật".
Wang vẽ cảnh mẹ đang
cắt tóc cho bố. Ảnh: SCMP
Mẹ của Wang đã về hưu, vừa mới trải qua phẫu
thuật nên vẫn chưa thể hồi phục. Vì thiếu thốn về kinh tế, bà làm công việc tại
siêu thị, buổi tối trực ca đêm, đến sáng lại vào viện với chồng con.
"Tiền lương ở siêu thị mỗi tháng chỉ
khoảng tầm 2.000 NDT (khoảng 6,7 triệu đồng), thêm cả tiền lương hưu cũng 4.000
NDT (khoảng 13,5 triệu đồng). Trong khi chồng mỗi ngày chữa bệnh cũng đã mất
1.000 NDT (khoảng 3,8 triệu đồng)", mẹ Wang kể.
Biết được điều kiện kinh tế khó khăn, bố Wang
nhiều lần muốn xuất viện và không tiếp tục điều trị. Để kiếm thêm thu
nhập, Wang bắt đầu bán tranh trên mạng để chi trả phí điều trị cho bố. Tranh
màu nước Wang bán 600 NDT một bức, hai bức là 1.000 NDT.
Nhiều người biết được hoàn cảnh của Wang đã quyên góp tiền và kêu gọi bạn bè cùng mua tranh của cô. "Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người. Hiện tại tôi chỉ có thể tặng tranh cho mọi người để cảm ơn", cô chia sẻ.
Bố Wang cho biết, hai bố con đều yêu thích hội
họa. Ông mơ ước cùng con gái mở một phòng tranh và được chứng kiến Wang cầm
giấy báo trúng tuyển Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn. Hiện tại, ông không thể
nói chuyện được nhiều, nhưng vẫn hay nhắc nhở Wang rằng: "Nếu
con muốn làm chuyện gì thì hãy làm luôn. Bởi tương lai có thể sẽ chẳng còn cơ
hội, đời người ngắn ngủi, mong con sẽ mãi vui vẻ".
Tháng 12, Wang sẽ tham dự kỳ thi nhưng địa
điểm thi ở Đại Liên, khá xa bệnh viện khiến cô phân vân. "Cuộc sống của
tôi hiện tại đã không còn được giống những cô gái khác. Tôi sợ nếu đi, bố sẽ
xảy ra chuyện gì", Wang nói. "Tôi đã từng có ước mơ lớn lao rằng có
thể trở thành một họa sĩ vĩ đại như Van Gogh. Về sau, ước mơ là cho bố nhìn
thấy giấy báo trúng tuyển. Còn hiện tại, tôi chỉ muốn cùng bố vượt qua những
ngày này".
Theo vnexpress.net