Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) là một họa sĩ, nhà đồ hoạ và nhà biếm hoạ Việt Nam. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn tạo thành bộ
tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam của Việt Nam
Họa sĩ đi đầu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam
Ông là người đi đầu trong việc chuyển những
bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật
và từ đó ông đã được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài
tân thời của Việt Nam". Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi
tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với
những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn
mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo
những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc.
Sơn mài thực chất là kỹ thuật mài lên chất liệu
sơn ta, một loại nhựa được lấy từ cây sơn ở Việt Nam để tạo hình thành tác phẩm
nghệ thuật.
Trước khi trở thành chất liệu chính cho các họa
sĩ vẽ tranh, sơn ta đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ từ thời nguyên thủy. Đến
thế kỷ XVII, kỹ thuật sơn thép vàng, thép bạc đã được sử dụng phổ biến nhằm làm
tăng vẻ sang trọng cho các bức tượng trong đình chùa, trên hoành phi và câu đối.
Là người tiên phong từ bỏ nghệ thuật sơn dầu
đang thịnh hành lúc bấy giờ để tìm kiếm một hướng đi mới, họa sĩ Nguyễn Gia Trí
là người có công lớn trong việc mang sơn ta áp dụng vào sơn mài tân thời ở Việt
Nam.
Từ hình thức trang trí đơn thuần trên các tạo
vật mỹ nghệ, ông đã biến chất liệu này thành tiền đề cho các tác phẩm lớn đồng
thời tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho mỹ thuật nước nhà.
Tô Ngọc Vân nhận định về
tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí như sau: “Đến cuộc thí nghiệm của
Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là
một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn người làm ra nó đã được nâng lên mỹ thuật
thượng đẳng. Nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí là ý tưởng tình cảm của Nguyễn Gia
Trí đúc lại, một nét, một vết, một màu đều ở tay nghệ sĩ mà ra. Đứng trước
những tác phẩm ấy người ta cảm thấy tất cả cái băn khoăn yêu muốn khoái lạc -
thứ nhất là khoái lạc của Nguyễn Gia Trí”
Những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của tác giả
Trong
số những tác phẩm để đời của họa sĩ này có thể kể đến tấm bình phong hai mặt nổi
tiếng Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh (còn
gọi là Dọc mùng). Bức họa này được hoàn thành vào năm 1939 với tám
tấm vóc rời ghép lại với nhau, đây là tác phẩm khẳng định khả năng sắp xếp bố cục
tài tình của Nguyễn Gia Trí.
Bức bình phong kép Thiếu nữ trong vườn và Dọc
mùng nổi tiếng của họa sĩ
Ở mặt
trước là bức tranh Thiếu nữ trong vườn, ông đã miêu tả lại các hoạt
động giải trí của thiếu nữ thời xưa trên nền vàng lộng lẫy. Trong khuôn viên một
khu vườn với những tán cây xao động, từng tà áo dài thướt tha được tô vẽ tỉ mỉ
làm nổi bật lên vẻ kiêu sa, đài các của họ.
Người
khoác tay dạo bước, người rượt đuổi, người ngóng gió vô cùng sinh động và nét mặt
của mỗi cô gái cũng được bàn tay khéo léo của họa sĩ truyền vào cái hồn của tuổi
trẻ. Chi tiết không nhiều nhưng vô cùng đắt giá, những nét vẽ mềm mại và có phần
bay bổng, tất cả đã đưa người xem vào một thế giới sơn mài đầy cuốn hút.
Khác
với Thiếu nữ trong vườn, bức họa Dọc mùng nằm ở mặt
sau được tạo nên với những đường nét rõ ràng và mạnh mẽ trên phông xanh đen bí ẩn.
Nhờ những mảnh vỏ trứng lung linh phối cùng sắc cam phớt trên thân cây đã giúp
cho khóm dọc mùng trở nên nổi bật hơn hẳn so với muôn vàn cây cỏ xung quanh.
Dù
là tà áo dài truyền thống hay loài cây bình dị ở thôn quê thì khi qua bàn tay
khéo léo của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, nó đã trở thành một tuyệt tác nghệ thuật
sang trọng và vô giá. Hiện nay, bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam và được công nhận là bảo vật quốc gia nhờ sở hữu giá trị văn
hóa lâu đời.
Những tác phẩm mang màu sắc rực rỡ của ông được
rất nhiều người bỏ công sưu tầm
Các
tác phẩm của Nguyễn Gia Trí được rất nhiều người Pháp sưu tập, thậm chí có những
bức chưa được hoàn thành mà chỉ là những bản phác thảo có chữ kỹ tác giả nhưng
vẫn mang giá trị rất lớn.
Một
trong những bộ sưu tập tranh sơn mài lớn nhất thuộc về bác sĩ Bùi Kiến Tín (chú
họ của nhà thơ Bùi Giáng) được treo trong phòng khám riêng của ông tại Hà Nội.
Đến
nay, tuy Nguyễn Gia Trí đã ra đi những cống hiến về nghệ thuật của ông vẫn còn
mãi với thời gian. Đặc biệt với những người yêu tranh và yêu nét tài hoa ẩn sâu
bên trong ông.